Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông thường, từ tuần thứ 5 - 6 của thai kỳ, qua hình ảnh siêu âm có thể nhìn thấy yolksac và phôi thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi khiến cho nhiều mẹ lo lắng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này nhé!
Thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như tính sai tuổi thai, phòng khám trả kết quả chưa chính xác,... Thông thường, yolksac xuất hiện kể từ khi thai được 5 tuần tuổi và sẽ dần hình thành phôi thai vào khoảng tuần thứ 6 - 7 của thai kỳ. Tuy nhiên một số trường hợp thai 8 tuần có yolksac nhưng vẫn chưa có phôi. Vậy thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không?
Yolksac còn được gọi là túi noãn hoàng, là bộ phận đóng vai trò quan trọng với thai nhi trong giai đoạn đầu. Hay có thể nói, yolksac là cấu trúc hoàn chỉnh đầu tiên của bé, chuẩn bị cho quá trình hình thành nhau thai.
Khi trứng được thụ tinh sẽ tạo thành phôi thai và di chuyển vào tử cung để làm tổ, phát triển thành bào thai. Yolksac được hình thành vào lúc này, kích thước chỉ bằng hạt vừng nên rất khó để nhận ra. Yolksac chứa các protein để tạo thành tế bào cơ bản đầu tiên của em bé, và cũng thực hiện nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Khi nhau thai hình thành và đảm nhiệm công việc này, yolksac sẽ dần dần mất đi.
Yolksac được phát hiện vào tuần thứ 5 của thai kỳ thông qua phương pháp siêu âm. Có yolksac báo hiệu thai nhi đã vào đến tử cung của mẹ thành công, yolksac phát triển đồng nghĩa với phôi thai cũng phát triển bình thường. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi. Điều này khiến mẹ bầu hết sức lo lắng và sợ thai có vấn đề.
Theo sự phát triển của thai nhi thông thường, thai 4 - 5 tuần có thể nhìn thấy yolksac, thai 6 - 7 tuần nhìn thấy phôi thai và cảm nhận được nhịp tim. Bước sang tuần thứ 8, phôi thai phát triển với chiều dài khoảng 1,5 - 2 cm, nhịp tim 100 - 160 nhịp/phút. Lúc này, cơ thể của thai nhi có thể duỗi thẳng hơn, đuôi dần biến mất. Các ngón tay, chân đã bắt đầu chia ra, khuôn mặt tiếp tục hình thành.
Giai đoạn này thai nhi có thể cử động nhưng kích thước nhỏ nên mẹ không cảm nhận được. Nhau thai tuần thứ 8 về cơ bản đã hình thành và phát triển đầy đủ, có thể đảm nhận vai trò hỗ trợ cho thai nhi phát triển toàn diện trong thời gian mang thai.
Quá trình phát triển thai nhi của mỗi bà mẹ không giống nhau, vậy nên những trường hợp thai 6 tuần, 7 tuần hay 8 tuần nhìn thấy yolksac nhưng chưa có phôi thai cũng có thể là bình thường hoặc không. Nhiều khả năng đây là giai đoạn phôi thai đang chuẩn bị hình thành hoặc đang có kích thước quá nhỏ nên siêu âm không thể nhìn thấy. Những hình ảnh phôi thai siêu âm được đều có kích thước 2mm trở lên. Trường hợp xấu nhất là mẹ đã bị sảy thai mà bản thân không biết.
Thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
Chính vì vậy, việc thăm khám bác sĩ định kỳ mỗi tuần trong thời gian đầu thai kỳ là hết sức cần thiết. Bác sĩ sẽ chú ý đến hình ảnh siêu âm của yolksac (túi noãn hoàng), kiểm tra thích thước để xác định túi noãn hoàng có phát triển hay không. Từ đó sẽ xác định được tình trạng sức khỏe của bé và mẹ.
Túi noãn hoàng càng dày thì tỉ lệ hình thành phôi thai bình thường càng thấp. Túi noãn hoàng không phát triển thì nguy cơ mẹ mắc phải hiện tượng mang thai trứng rỗng, hoặc sảy thai.
Nói chung, thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi dẫu sao cũng là một hiện tượng không bình thường. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm, vậy nên mẹ cần phải thường xuyên theo dõi sức khỏe và khám thai định kỳ. Các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp cần thiết để phát hiện và can thiệp khi phát hiện thai có dấu hiệu bất thường.
Dưới đây là những điều mà mẹ cần làm:
Trên đây là một số thông tin về tình trạng thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi. Trường hợp thai này cần phải được kiểm tra và làm thêm một số xét nghiệm càng sớm càng tốt đã biết chắc chắn nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí tốt nhất.
Xem thêm: Thai chậm phát triển trong tử cung là gì và cách phòng ngừa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.