Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu? Những điều mẹ cần lưu ý

Ngày 23/09/2024
Kích thước chữ

Ở giai đoạn 8 tuần tuổi, thai nhi đã bắt đầu được hình thành và có những sự phát triển nhất định. Lúc này, phần đuôi đã biến mất và cơ thể thai nhi cũng đang dẫn duỗi thẳng ra. Vậy thai 8 tuần kích thước bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn nhé!

Ở tuần thai thứ 8, mẹ bầu đã bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ và có thể nhìn thấy những hình ảnh rõ nét đầu tiên của thai nhi. Mặc dù bụng vẫn chưa lộ rõ nhưng mẹ vẫn còn thể cảm nhận được sự mệt mỏi đi kèm hiện tượng ốm nghén. Lúc này, thai nhi đã có sự phát triển nhanh chóng về hình dáng và hoạt động. Vậy thai 8 tuần kích thước bao nhiêu? Mẹ bầu cần lưu ý những gì để có thai kỳ khỏe mạnh? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo những lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu trong bài viết dưới đây nhé!

Siêu âm thai 8 tuần kích thước bao nhiêu?

Ở tuần thai thứ 8, kích thước của thai nhi sẽ tương đương với 1 quả việt quất. Chiều dài trung bình từ đỉnh đầu đến đáy của thai nhi dao động khoảng 13 - 16mm. Thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của thai nhi và đưa ra những lời khuyên thích hợp.

Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu? Những điều mẹ cần lưu ý 1
Kích thước của thai nhi 8 tuần sẽ tương đương với 1 quả việt quất

Bên cạnh đó, chỉ số chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ xác định chính xác tuổi thai. Trước đó, việc dựa vào ngày rụng trứng hay ngày thụ thai để tính tuổi thai có thể chênh lệch từ 1 - 2 tuần. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ sẽ tính toán ngày dự sinh, giúp mẹ chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của bé.

Ngoài thai 8 tuần kích thước bao nhiêu, siêu âm ở tuần thứ 8 còn giúp xác định nhịp tim của thai nhi. Phương pháp siêu âm 2D thường được sử dụng trong lần khám này để cung cấp các thông số quan trọng cho bác sĩ và mẹ bầu.

Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai thứ 8

Ngoài vấn đề thai 8 tuần kích thước bao nhiêu, việc cơ thể mẹ bầu có những thay đổi gì ở tuần thai thứ 8 cũng được quan tâm. Theo đó, trong giai đoạn này mẹ bầu thường sẽ gặp một số triệu chứng sau:

  • Ốm nghén (buồn nôn và nôn): Có đến 75% phụ nữ mang thai trải qua tình trạng ốm nghén và thường xuất hiện nhiều lần trong ngày. Tần suất và mức độ ốm nghén nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Triệu chứng này thường giảm dần và biến mất sau khoảng 16 - 20 tuần của thai kỳ.
  • Ngực căng và đau: Sự tăng hormone khi mang thai khiến ngực căng hơn và có cảm giác đau. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (APA), dấu hiệu này thường xuất hiện sau 1 - 2 tuần kể từ thời điểm thụ thai thành công.
  • Mệt mỏi: Một số phụ nữ cảm thấy kiệt sức ngay từ những tuần đầu mang thai, nhưng cũng có người lại ít trải qua cảm giác mệt mỏi.
  • Thèm ăn đột ngột: Mẹ bầu có thể thay đổi khẩu vị, không còn thích những món ăn quen thuộc và có thể bất chợt thèm một món ăn cụ thể nào đó.
  • Đầy hơi, táo bón và trào ngược dạ dày: Quá trình tiêu hóa chậm lại khiến mẹ bầu dễ gặp tình trạng đầy hơi và táo bón. Để giảm thiểu, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Đây là hiện tượng bình thường do nồng độ estrogen tăng cao, làm cho dịch âm đạo và chất nhầy cổ tử cung tiết ra nhiều hơn.
  • Thay đổi cảm xúc: Mẹ bầu có thể thay đổi tâm trạng thất thường, dễ xúc động, cáu gắt hoặc bực bội. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp tình trạng này trong suốt thai kỳ.
Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu? Những điều mẹ cần lưu ý 3
Ở tuần thai thứ 8, mẹ bầu có thể bắt đầu xuất hiện tình trạng ốm nghén

Một số điều mẹ bầu mang thai 8 tuần cần lưu ý

Dù mẹ bầu đang ở tuần thai nào trong suốt quá trình mang thai thì cũng cần phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi:

  • Theo dõi lịch khám định kỳ: Ở tuần thai thứ 8, mẹ có thể đã trải qua lần khám thai thứ 2 hoặc 3. Trong lần này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định tim thai và kiểm tra tình trạng phôi thai. Nếu trong lần khám đầu tiên, thai quá nhỏ để nhận diện thì đây sẽ là thời điểm bác sĩ xác định rõ hơn.
  • Uống đủ nước: Duy trì thói quen uống đủ 1,5 - 2 lít nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm bớt triệu chứng đầy hơi và buồn nôn.
  • Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng đầy đủ rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên ưu tiên thực phẩm giàu protein, canxi, sắt, omega-3, i-ốt cung các loại vitamin B6, B9, B12, D3. Những thực phẩm như trứng, cá hồi, thịt đỏ, rau xanh và trái cây tươi sẽ hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.
  • Nghỉ ngơi và tập luyện: Có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý kết hợp cùng các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ sẽ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Không chỉ ở tuần thai thứ 8 mà trong suốt thai kỳ, mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái và tránh làm việc nặng. Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên sẽ giúp hạn chế các vấn đề về xương khớp.
  • Loại bỏ thói quen xấu: Bỏ các thói quen có hại như thức khuya, hút thuốc lá, uống rượu và vận động mạnh để đảm bảo sự phát triển an toàn cho thai nhi.
  • Hạn chế quan hệ tình dục: Ở tuần thai thứ 8, mẹ bầu nên hạn chế quan hệ tình dục để tránh nguy cơ sảy thai và những tác động không tốt đến thai nhi. Nếu cần, mẹ có thể tham khảo các tư thế quan hệ an toàn trong thai kỳ.
Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu? Những điều mẹ cần lưu ý 2
Mẹ bầu cần thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ và giữ cho tinh thần luôn thoải mái

Bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp mẹ bầu giải đáp cho thắc mắc thai 8 tuần kích thước bao nhiêu và hiểu rõ hơn về những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này. Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần duy trì thói quen sống lành mạnh, ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin