Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Chỉ số thai nhi theo tuần mẹ không nên bỏ qua

Ngày 20/09/2024
Kích thước chữ

Có một việc rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ mẹ bầu nào cũng không nên bỏ qua đó chính là theo dõi chỉ số thai nhi theo tuần. Theo đó, nhận biết các chỉ số thai nhi theo tuần sẽ giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, phát hiện được các bất thường có thể xảy ra từ sớm và đảm bảo em bé phát triển toàn diện.

Các chỉ số thai nhi theo tuần như chiều dài đầu mông, chu vi đầu, chiều dài xương đùi thai nhi,... đều mang ý nghĩa rất quan trọng. Các chỉ số này thường được thể hiện trong kết quả siêu âm thai kỳ bằng nhiều các ký hiệu viết tắt khác nhau, đôi khi có thể gây khó hiểu cho các mẹ bầu. Nếu còn chưa rõ các chỉ số thai nhi theo tuần cụ thể ra sao, mời mẹ bầu hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Vì sao cần theo dõi chỉ số thai nhi?

Nếu muốn tìm hiểu về các chỉ số thai nhi thì trước hết mẹ bầu sẽ cần hiểu rõ ý nghĩa của chúng và lý do vì sao cần theo dõi chỉ số thai nhi. Các chỉ số thai nhi đơn giản chỉ là những con số thể hiện sự thay đổi của chiều dài mông - đầu, chu vi đầu, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng được ước tính,...

Các chỉ số này được thể hiện dưới dạng ký hiệu viết tắt trên kết quả siêu âm. Việc theo dõi và hiểu được ý nghĩa của các con số này sẽ giúp mẹ biết được sự phát triển của con trong từng giai đoạn khi còn đang trong bụng mẹ. Và liệu con có gặp phải bất cứ bất thường về nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh,... nào hay không từ sớm. Đây chính là cách tốt nhất giúp mẹ bầu theo dõi được tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của con, đảm bảo con khỏe mạnh, bình an chào đời.

Chỉ số thai nhi theo tuần mẹ không nên bỏ qua1
Theo dõi chỉ số thai nhi giúp đảm bảo thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh

Mẹ cần biết các chỉ số thai nhi nào?

Có rất nhiều thuật ngữ thể hiện các chỉ số phát triển khác nhau của thai nhi. Dưới đây sẽ là một số các thuật ngữ và ký hiệu viết tắt của chỉ số thai nhi quan trọng:

  • GA - Gestational age: Tuổi thai nhi được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối cùng.
  • CRL - Crown rump length: Viết tắt của chỉ số chiều dài đầu mông. Các bé trong nửa đầu thai kỳ thường cuộn người nên sẽ rất khó để có thể đo chiều dài đầu - chân. Vì vậy mà chỉ khi vào những tuần cuối thai kỳ, chiều dài đầu mông mới được thay thế bởi chiều dài đầu - chân.
  • BPD - Biparietal diameter: Viết tắt của đường kính lưỡng đỉnh, chính là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
  • FL - Femur length: Chỉ số chiều dài xương đùi.
  • EFW - Estimated fetal weight: Chỉ số cân nặng thai nhi được ước tính.
  • GSD - Gestational sac diameter: Chỉ số đường kính túi thai được đo trong những tuần đầu của thai kỳ, khi thai chưa hình thành các cơ quan.

Một số các ký hiệu khác như:

  • TTD - Transverse trunk diameter: Chỉ số đường kính ngang bụng.
  • APTD - Anterior-Posterior thigh diameter: Chỉ số đường kính trước và sau bụng.
  • AC - Abdominal circumference: Chỉ số chu vi vòng bụng.
  • HC - Head circumference: Chỉ số chu vi đầu.
  • AF - Amniotic fluid và AFI - Amniotic fluid index: Nước ối và chỉ số nước ối.
  • OFD - Occipital frontal diameter: Chỉ số đường kính xương chẩm.
  • EDD - Estimated date of delivery: Ngày sinh dự tính.

Ngoài ra, còn có một số các thuật ngữ có liên quan khác như LMP - giai đoạn kinh nguyệt cuối, FBP - Tình trạng sinh lý của thai, FG - Sự phát triển của thai, FHR - Nhịp tim thai, PL - Đánh giá mức độ nhau thai, FM - Sự di chuyển của thai và OB/GYN - Sản phụ khoa,...

Chỉ số thai nhi theo tuần mẹ không nên bỏ qua2
Các chỉ số quan trọng sẽ được thể hiện bằng những ký hiệu trong kết quả siêu âm

Bảng chỉ số thai nhi theo tuần chi tiết

Bảng chỉ số thai nhi theo tuần chi tiết được cung cấp bởi WHO dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu được phần nào về sự phát triển của thai nhi trong bụng. Và lưu ý, từ tuần thứ 21 trở đi, chiều dài đầu mông sẽ được tính từ đầu đến chân.

Chỉ số thai nhi từ 0 - 4 tuần tuổi

Đầu tiên là chỉ số thai nhi giai đoạn từ 0 cho đến 4 tuần tuổi. Vì phôi thai đang ở giai đoạn đầu phát triển nên kích thước còn rất nhỏ. Phần lớn các mẹ bầu thường không nhận ra sự thay đổi của cơ thể và chỉ phát hiện ra mình mang thai khi bị trễ kinh hoặc ốm nghén. Một số trường hợp khác thử que thử thai đã cho ra kết quả 2 vạch nhưng túi thai chưa dịch chuyển vào tử cung, làm cho việc siêu âm diễn ra không được dễ dàng. Vì thế, trong giai đoạn này, phương pháp siêu âm thường được chỉ định để xác định xem các chị em có thật sự mang thai hay không mà thôi. Chưa thể theo dõi được các chỉ số phát triển của thai nhi một cách cụ thể.

Tuổi thai nhi theo tuần

CRL (Chiều dài đầu mông)

BPD (Đường kính lưỡng đỉnh)

FL (Chiều dài xương đùi)

EFW (Cân nặng thai ước tính)

Thai tuần 4

--

--

--

--

Thai tuần 5

--

--

--

--

Thai tuần 6

4 - 7mm

--

--

--

Thai tuần 7

9 - 15mm

--

--

0,5 - 2gr

Thai tuần 8

16 - 22mm

--

--

1 - 3gr

Thai tuần 9

23 - 30mm

--

--

3 - 5gr

Thai tuần 10

31 - 40mm

--

--

5 - 7gr

Thai tuần 11

41 - 51mm

--

--

12 - 15gr

Thai tuần 12

53mm

--

--

18 - 25gr

Thai tuần 13

74mm

21mm

--

35 - 50gr

Thai tuần 14

87mm

25mm

14mm

60 - 80gr

Thai tuần 15

101mm

29mm

17mm

90 - 110gr

Thai tuần 16

116mm

32mm

20mm

121 - 171gr

Thai tuần 17

130mm

36mm

23mm

150 - 212gr

Thai tuần 18

142mm

39mm

25mm

185 - 26gr

Thai tuần 19

153mm

43mm

28mm

227 - 319gr

Thai tuần 20

164mm

46mm

31mm

275 - 387gr

Chỉ số thai nhi từ 21 - 40 tuần tuổi

Thai nhi ở giai đoạn này đã phát triển với tốc độ rất nhanh và sắp hoàn thiện. Các chỉ số đo vì thế cũng được cụ thể và có phần chính xác cao hơn.

Tuổi thai nhi theo tuần

CRL (Chiều dài đầu mông)

BPD (Đường kính lưỡng đỉnh)

FL (Chiều dài xương đùi)

EFW (Cân nặng thai ước tính)

Thai tuần 21

26,7mm

50mm

34mm

399gr

Thai tuần 22

27,8mm

53mm

36mm

478gr

Thai tuần 23

28,9mm

56mm

39mm

568gr

Thai tuần 24

30mm

59mm

42mm

679gr

Thai tuần 25

34,6mm

62mm

44mm

785gr

Thai tuần 26

35,6mm

65mm

47mm

913gr

Thai tuần 27

36,6mm

68mm

49mm

1055gr

Thai tuần 28

37,6mm

71mm

52mm

1210gr

Thai tuần 29

38,6mm

73mm

54mm

1379gr

Thai tuần 30

39,9mm

76mm

56mm

1559gr

Thai tuần 31

41,1mm

78mm

59mm

1751gr

Thai tuần 32

42,4mm

81mm

61mm

1953gr

Thai tuần 33

43,7mm

83mm

63mm

2162gr

Thai tuần 34

45mm

85mm

65mm

2377gr

Thai tuần 35

46,2mm

87mm

67mm

2595gr

Thai tuần 36

47,4mm

89mm

68mm

2813gr

Thai tuần 37

48,6mm

90mm

70mm

3028gr

Thai tuần 38

49,8mm

92mm

71mm

3236gr

Thai tuần 39

50,7mm

93mm

73mm

3435gr

Thai tuần 40

51,2mm

94mm

74mm

3619gr

Một thai kỳ bình thường trung bình sẽ kéo dài khoảng 40 tuần. Thai nhi chỉ là một phôi rất nhỏ từ tuần 1 đến tuần 4, thậm chí khi túi thai đã vào tử cung thì việc siêu âm cũng chưa thể giúp xác định được các chỉ số cần thiết. Do đó, nếu các mẹ bầu chưa nhìn thấy túi thai ở giai đoạn này thì cũng không cần quá lo lắng. Từ tuần 4 - 7, mẹ cần chú trọng vào các chỉ số như chiều dài đầu mông và đường kính của túi thai. Vào tuần thai thứ 6, đường kính túi thai sẽ khoảng 14 - 25mm. Từ tuần thai thứ 7 trở đi, siêu âm có thể xác định được chiều dài đầu mông của em bé.

Chỉ số thai nhi theo tuần mẹ không nên bỏ qua3
Ở giai đoạn đầu, siêu âm sẽ chưa thể cung cấp các chỉ số vì thai nhi còn rất bé

Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc bảng chỉ số thai nhi theo tuần chi tiết. Tuy nhiên, các chỉ số trên đây sẽ chỉ mang tính chất tham khảo, để đánh giá được chi tiết và chính xác nhất sự phát triển của thai nhi sẽ cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia, bác sĩ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên vệ với họ để được giải đáp và tư vấn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin