Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tham khảo phác đồ điều trị viêm khớp gối và những điều cần biết

Ngày 27/09/2023
Kích thước chữ

Phác đồ điều trị viêm khớp gối được xem như là một tư liệu tham khảo quý báu dành cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Từ đó giúp cho quá trình điều trị bệnh tiến triển tích cực hơn.

Viêm khớp gối là một tình trạng liên quan đến hệ thống cơ xương khớp, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Bởi thế, việc xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp gối đóng vai trò quan trọng. Phác đồ điều trị không chỉ là một thông tin tham khảo dành cho bệnh nhân, mà còn là hướng dẫn quan trọng cho các bác sĩ chuyên khoa, giúp quá trình chữa trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân hiệu quả.

Những điều cần quan tâm trước khi điều trị viêm khớp gối

Như đã đề cập, viêm khớp gối gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho cơ thể và sức khỏe. Vì vậy, việc áp dụng một phác đồ điều trị chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về nguyên tắc và lưu ý cần thiết khi áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp gối.

Tham khảo phác đồ điều trị viêm khớp gối được Bộ y Tế áp dụng gần đây 1
Viêm khớp gối gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho cơ thể và sức khỏe

Nguyên tắc cơ bản của phác đồ điều trị viêm khớp gối bao gồm:

  • Quá trình chữa trị lâu dài và toàn diện: Điều trị viêm khớp gối là một hành trình lâu dài, yêu cầu sự kiên nhẫn và đầu tư về thời gian. Bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám kiểm tra, để đảm bảo theo dõi triệu chứng và phản ứng khi sử dụng thuốc.
  • Ưu tiên sử dụng thuốc có công dụng chậm nhưng tập trung vào yếu tố gây bệnh: Việc chọn thuốc phải dựa trên mục tiêu điều trị dài hạn, bao gồm giảm triệu chứng và kiểm soát tác nhân gây bệnh.
  • Kết hợp thuốc với liều lượng phù hợp: Bác sĩ điều trị sẽ xác định liều lượng thuốc phù hợp dựa trên trạng thái sức khỏe của bệnh nhân. Thỉnh thoảng, bác sĩ sẽ thay đổi nhóm thuốc trong trường hợp hiệu quả của thuốc đang sử dụng không cao.
  • Tuân thủ kế hoạch điều trị: Điều trị viêm khớp gối cần phải tuân thủ theo một kế hoạch cụ thể. Bởi vậy, những xét nghiệm và đánh giá chức năng cần được thực hiện đều đặn để đảm bảo theo dõi sự tiến triển sát sao.
  • Chú ý vào triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân và bác sĩ cần tập trung vào các triệu chứng lâm sàng chung, thay vì xem xét các trường hợp ngoại lệ.
  • Sử dụng thuốc đã được kiểm chứng: Chọn các loại thuốc đã qua kiểm chứng lâm sàng để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.
  • Điều chỉnh liều lượng hoặc liệu pháp: Nếu bệnh nhân có kết quả tích cực, thì bác sĩ có thể xem xét việc giảm liều lượng thuốc hoặc chuyển đổi sang liệu pháp có cường độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, việc này cần có sự đồng ý của cả bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân.

Phác đồ điều trị viêm khớp gối

Chúng ta hãy cùng đi sâu vào việc tìm hiểu phác đồ điều trị viêm khớp gối:

Điều trị triệu chứng bằng thuốc chống viêm

Khi bệnh nhân bắt đầu liệu trình điều trị viêm khớp gối, việc cải thiện các triệu chứng là một phần quan trọng. Thuốc chống viêm sẽ được dùng để giảm đau, giảm viêm sưng khớp gối, khắc phục tình trạng đỏ và cứng khớp, đồng thời cải thiện chức năng vận động. Có hai nhóm thuốc chống viêm phổ biến, bao gồm:

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Nhóm thuốc chống viêm ức chế COX2 chọn lọc: Thường được ưu tiên chỉ định. Vì chúng có thể dùng trong thời gian dài mà không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nhóm thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc: Các thuốc này có thể dùng dạng tiêm hoặc uống, tùy thuộc vào sự đánh giá của bác sĩ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa, vì vậy phải chú ý đối với bệnh nhân có tiền sử về các vấn đề dạ dày.

Corticosteroids (thuốc chống viêm chứa steroid)

Khi các loại kháng viêm không steroid không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Corticosteroids, gồm có Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone.

Điều trị bằng thuốc ngăn thấp khớp (DMARDs)

DMARDs có vai trò quan trọng trong việc làm chậm tiến trình thoái hóa khớp, bởi thế được sử dụng trong điều trị lâu dài. Ở giai đoạn ban đầu và thể nhẹ, người bệnh có thể sử dụng DMARDs đơn lẻ. Tuy nhiên, với trường hợp viêm khớp gối ở thể nặng hoặc khi sử dụng DMARDs đơn lẻ không hiệu quả sau 6 tháng, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn kết hợp DMARDs thông thường và DMARDs sinh học.

Điều quan trọng là bệnh nhân sẽ được theo dõi trong khoảng 3 - 6 tháng khi sử dụng các loại thuốc này. Và nếu không đạt được hiệu quả, thì bác sĩ sẽ xem xét thay đổi chế độ điều trị.

Tham khảo phác đồ điều trị viêm khớp gối được Bộ y Tế áp dụng gần đây 2
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị viêm khớp gối do bác sĩ chỉ định

Điều trị phối hợp

Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân viêm khớp gối cần kết hợp với các biện pháp khác để giảm triệu chứng và tăng hiệu quả điều trị. Bao gồm:

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Trong giai đoạn điều trị cấp tính, việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp khớp được thư giãn, và phục hồi tốt.
  • Luyện tập đúng cách: Sau thời gian nghỉ ngơi, bệnh nhân nên di chuyển và thực hiện các bài tập luyện nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ.
  • Vật lý trị liệu: Bệnh nhân cần thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu. Nếu cần thiết thì bác sĩ có thể đề xuất phương án phẫu thuật, hoặc thay khớp nhân tạo.

Theo dõi sức khỏe trong và sau khi áp dụng phác đồ điều trị

Vì tính chất kéo dài và sự phức tạp trong quá trình chữa bệnh viêm khớp gối, việc theo dõi sức khỏe của bệnh nhân trong và sau khi áp dụng phác đồ điều trị là điều rất quan trọng. Nó sẽ giúp ngăn chặn cá nguy cơ và biến chứng, đồng thời đảm bảo tiến triển của bệnh được kiểm soát.

Chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe

Thuốc chống viêm, đặc biệt là nhóm NSAID sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Bệnh nhân cần chú ý và báo ngay cho bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu như đau bụngđầy hơi, khó tiêu, hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tiêu hóa. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc lựa chọn loại thuốc khác phù hợp hơn.

Tham khảo phác đồ điều trị viêm khớp gối được Bộ y Tế áp dụng gần đây 3
Chú ý theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng trong và sau khi điều trị

Ngoài ra, cả hai nhóm thuốc DMARDs và Corticosteroids cũng có thể gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể. Ví dụ, chúng có thể làm giảm hấp thụ vitamin D và canxi, tăng nguy cơ loãng xương. Bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để bác sĩ đánh giá tình trạng của mình, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc khi cần thiết.

Bổ sung dưỡng chất

Bổ sung dưỡng chất là một phần quan trọng trong quá trình điều trị và kiểm soát viêm khớp gối. Các hoạt chất như glucosamine, chondroitin và dầu cá đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau, hỗ trợ quá trình tái tạo sụn khớp, kháng viêm. Cụ thể hơn:

  • Glucosamine và chondroitin: Các chất này được cho là có khả năng bảo vệ và tái tạo sụn khớp, giúp làm giảm triệu chứng đau và cứng khớp. Bổ sung glucosamine và chondroitin thường sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
  • Dầu cá: Dầu cá chứa acid béo omega-3, có tính kháng viêm, giúp giảm viêm sưng khớp. Việc bổ sung dầu cá vào chế độ ăn hàng ngày sẽ hỗ trợ quá trình điều trị viêm khớp khối tiến triển tốt hơn.

Trong bài là các thông tin cụ thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị viêm khớp gối. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân viêm khớp gối. Người bị đau đầu gối nên cẩn thận với những việc hằng ngày để tránh làm bệnh trầm trọng hơn.

Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm trùng và chấn đoán bệnh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin