Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 có chữa được không?

Ngày 15/09/2023
Kích thước chữ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 là một bệnh lý ngày càng trẻ hóa, đã và đang trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến đáng quan ngại trong xã hội ngày nay. Với tốc độ phát triển của cuộc sống hiện đại và thói quen làm việc, nếu không được chữa trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 sẽ gây ra những biến chứng đáng sợ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5, từ nguyên nhân, triệu chứng, đến những biến chứng nguy hiểm và cách đối phó với nó.

Định nghĩa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 là một bệnh thường gặp ảnh hưởng đến cột sống cổ. Bệnh này xảy ra khi đĩa đệm ở giữa đốt sống C4 và C5 bị lún ra khỏi vị trí bình thường, tạo áp lực lên tủy sống và các rễ thần kinh xung quanh.

Ngày nay, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt, những người có công việc đòi hỏi mang vác vật nặng thường xuyên, như công nhân hay vận động viên. Những người làm việc văn phòng, ngồi lâu giờ trước máy tính cũng không tránh khỏi nguy cơ này.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 có chữa được không? 1
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 là một bệnh lý ngày càng trẻ hóa

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5

Nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 bao gồm:

  • Quá trình thoái hóa tự nhiên: Theo thời gian, cơ thể trải qua quá trình lão hóa tự nhiên. Collagen trong đĩa đệm bị suy yếu, làm giảm khả năng đàn hồi và chịu lực. Điều này thường bắt đầu sau tuổi 30 và tiếp tục xảy ra suốt cuộc đời.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có yếu tố di truyền có thể có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao hơn.
  • Chấn thương: Các chấn thương do tai nạn, ngã từ trên cao, chơi thể thao quá mức, hoặc sai tư thế làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Công việc: Các công việc đòi hỏi ngồi lâu trước máy tính hoặc thao tác với các thiết bị điện tử liên tục có thể tạo áp lực lên cột sống cổ. Ngoài ra, những người thường xuyên nâng và mang vác nặng cũng dễ mắc bệnh này.
  • Béo phì: Béo phì có thể tạo áp lực lớn lên cột sống cổ và đĩa đệm, đặc biệt khi tăng cân một cách nhanh chóng trong thai kỳ hoặc do lối sống không lành mạnh.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 có chữa được không? 2
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 thường phân chia thành 4 giai đoạn khác nhau, mô tả sự tiến triển của căn bệnh:

Giai đoạn 1: Phình lồi đĩa đệm

Trong giai đoạn thoát vị đĩa đệm này, bao xơ vẫn giữ nguyên, nhưng nhân nhầy bên trong đã bắt đầu biến dạng. Triệu chứng thường không rõ ràng và khó phát hiện. Người bệnh có thể trải qua cảm giác đau mỏi cổ, nhưng chúng thường bị hiểu nhầm là đau do nguyên nhân khác.

Giai đoạn 2: Sa đĩa đệm

Trong giai đoạn này, bao xơ bị suy yếu và nhân nhầy vẫn còn bên trong. Đây là thời điểm bệnh bắt đầu tạo áp lực và chèn ép lên dây thần kinh. Bệnh nhân có thể trải qua các cơn đau dữ dội và khó chịu.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm

Ở giai đoạn này, bao xơ đã bị rách, làm cho nhân nhầy thoát ra ngoài. Tuy nhiên, chúng vẫn liên kết lại với nhau, gây áp lực và chèn ép vào dây thần kinh, dẫn đến đau đớn mạnh hơn. Bệnh nhân có thể mệt mỏi, rối loạn cảm giác và hạn chế khả năng vận động.

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Khi khối thoát vị lớn, nhân nhầy có thể tách ra khỏi khối đĩa đệm. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ tàn phế vĩnh viễn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể được chữa trị, nhưng không thể đảm bảo khôi phục hoàn toàn 100% vị trí ban đầu của đĩa đệm. Tuy nhiên, khi tuân thủ lộ trình điều trị đúng cách, khả năng phục hồi có thể đạt đến 80%. Các yếu tố quyết định hiệu quả của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Tình trạng bệnh lý: Nếu thoát vị đĩa đệm cổ ở giai đoạn nhẹ, khả năng phục hồi cao hơn.
  • Phương pháp điều trị: Việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, giúp giảm đau và tăng khả năng phục hồi.
  • Sự kiên trì: Sự kiên trì của người bệnh trong quá trình điều trị rất quan trọng. Bỏ lỡ hoặc ngừng điều trị giữa chừng có thể khiến tình trạng bệnh không được cải thiện và dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc.

Mẹo dân gian trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5

Dưới đây là hai bài thuốc dân gian có thể được sử dụng để giảm đau và hỗ trợ trong trường hợp thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, với bất kì loại thuốc hay phương pháp nào, bạn cũng cần tham vấn ý kiến từ chuyên gia y tế trước khi thực hiện:

Bài thuốc từ lá ngải cứu

Cách thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu đơn giản như sau:

  • Lấy 300g lá ngải cứu rửa sạch.
  • Giã nát lá ngải cứu và trộn với 200ml nước giấm gạo.
  • Đun hỗn hợp này trong ấm.
  • Đặt hỗn hợp vào một tấm khăn mỏng và xoa lên vùng cột sống cổ bị đau.
  • Thực hiện liệu trình này trong khoảng 2 đến 3 tuần.

Bài thuốc từ cây xương rồng

Cách dùng cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Lấy 2 - 3 nhánh xương rồng sau khi đã loại bỏ gai và rửa sạch.
  • Đập nhỏ những nhánh xương rồng và đặt chúng trong một chảo.
  • Sấy nóng nhẹ với một chút muối trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó, đắp hỗn hợp này lên vùng cột sống cổ đang bị đau.

Lưu ý rằng bài thuốc dân gian chỉ giúp giảm đau tạm thời, không thể thay thế cho sự chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà nào, bạn nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 có chữa được không? 3
Ngải cứu hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5

Việc hiểu rõ về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, cùng với việc duy trì lối sống lành mạnh, chế độ làm việc hợp lý sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5. Bên cạnh đó, việc thăm khám định kỳ không chỉ giúp phát hiện tình trạng bệnh sớm mà còn đảm bảo hiệu quả khi điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin