Thục địa nổi tiếng là vị thuốc giúp dưỡng khí, tăng cường sinh lực nam giới,... nhưng nếu uống sai cách không những không có tác dụng mà còn gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, trong bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn thục địa kỵ gì và một số lưu ý khi sử dụng an toàn.
Thục địa được biết đến là một vị thuốc giúp bổ can thận, bổ huyết,… có tác dụng chống suy nhược, tiêu viêm,… là một vị thuốc nam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng thục địa làm thuốc cũng có một số lưu ý cần thiết và thục địa kỵ gì, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của thục địa là gì?
Theo nghiên cứu hiện đại:
Ức chế miễn dịch tương tự corticosteroid.
Có tác dụng hạ đường huyết. Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy thục địa làm tăng đường huyết nhưng không làm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu được thực hiện trên chuột bằng cách gây viêm bằng formalin ở chân và đùi. Sau khi bôi nước sắc thục địa cho thấy tác dụng tiêu viêm.
Nước sắc thân còn có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, kháng nấm, hạ huyết và chống phóng xạ,...
Theo y học cổ truyền:
Sắc nước uống giúp trừ tích nhiệt, hạn chế lão hóa (theo Bản kinh).
Nam bị lao phổi bất thường, nữ bị trung thương, huyết áp thấp, khí huyết kém lưu thông (theo Biệt lực).
Bồi bổ cơ thể, hạ huyết, dùng lâu có thể tăng tuổi thọ (theo Dược tính luận).
Dưỡng âm, sinh huyết, bổ dương, trị bứt rứt, điều hoà kinh nguyệt, an thai, lợi tiểu (theo Bản thảo tùng tân).
Dùng với mạch môn thì có tác dụng giải độc rượu (theo Thảo kinh tập chủ).
Kết hợp với rượu có thể làm cho thuốc di chuyển ra vào cơ thể (theo Dụng dược tâm pháp).
Ngâm nước gừng trị tức ngực, dùng với rượu không hại dạ dày (theo Bản thảo cương mục).
Bổ can thận, tư âm dưỡng huyết (theo Bản thảo kinh sơ).
Thục địa kỵ gì và tác hại gì khi dùng sai cách?
Để đạt được hiệu quả cao và tránh những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý những điều sau:
Không nấu thục địa trong nồi đồng hoặc nồi sắt vì sẽ hại thận, râu tóc thêm bạc (theo sách Lôi công pháo chích luận).
Thục địa kỵ hành lá, hẹ, tam bạch, củ cải, phỉ bạch, vô di và củ hành, bối mẫu,...
Theo sách Y học nhân môn, người có đờm không nên dùng thục địa.
Những người yếu và suy nhược nên cẩn thận khi sử dụng thục địa (theo Bản thảo tòng tân).
Thục địa có tính lạnh nên những người yếu bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, cơ thể lạnh, âm thịnh dương suy,... không nên dùng.
Người âm hư nội nhiệt, chán ăn, khó thở,… không nên dùng thục địa (theo Bản thảo hối ngôn).
Uống thục địa như thế nào?
Sau khi biết thục địa kỵ gì bạn phải cách sử dụng loại thảo dược này để tránh tác dụng phụ và nhận được nhiều lợi ích tốt nhất. Thục địa là một loại thuốc và không nên dùng mỗi ngày. Nếu dùng thục địa để nấu nước sâm thì chỉ nên uống 2 - 3 lần/tuần.
Mặt khác, khi bị bệnh phải uống đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định, thông thường từ 10 - 30g mỗi ngày, nấu lấy nước uống (nấu bằng nồi đất hoặc nồi thủy tinh).
Trên thực tế, thục địa ít khi sử dụng đơn lẻ mà thường được kết hợp với các vị thuốc khác để tăng cường hiệu quả điều trị.
Sau khi khỏi bệnh phải ngưng dùng thục địa vì dùng lâu có thể gây ứ trệ, ảnh hưởng đến khí huyết, hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung. Tóm lại, thục địa là một vị thuốc quý và nên sử dụng thận trọng, không nên lạm dụng.
Các bài thuốc thục địa trị bệnh
Bài thuốc trị tiểu đường
Nguyên liệu: 12g thục địa, 16g thái tử sâm, 20g sơn dược, 8g ngũ vị tử.
Cách làm:
Sắc thuốc các thảo thảo dược trên trong 600ml nước, nấu đến khi cạn còn 300ml.
Chia uống 3 lần/ngày.
Bài thuốc trị chảy máu cam nhiều lần
Nguyên liệu: Chuẩn bị 8g mỗi vị thuốc thục địa, địa cốt bì, sinh địa, kỷ tử.
Cách làm:
Sắc các vị thuốc trên với mật ong.
Chia uống 3 lần/ngày.
Bài thuốc trị tiểu ra máu
Nguyên liệu: 1kg thục địa, 1kg hoàng bá.
Cách làm:
Tán bột mịn các vị thuốc trên, trộn với mật ong và vo viên bằng hạt bắp.
Uống trước khi ăn, mỗi lần dùng 80 - 90 viên.
Thục địa ngâm rượu
Nguyên liệu: 100g mỗi vị thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung và 3 lít rượu.
Cách làm: Rửa sạch dược liệu, cho vào bình thuỷ tinh và rượu ngâm khoảng 1 tháng là dùng được.
Thục địa nấu sâm bí đao
Nguyên liệu: 5g thục địa, 1.5kg bí đao, 100g đường phèn, bó lá dứa, 1 quả la hán.
Cách làm:
Rừa sạch các nguyên liệu, la hán tách miếng, bí đao gọt vỏ và cắt khúc.
Nấu 3 lít nước sôi, thêm bí đao, la hán, thục đại tiếp tục nấu sôi, cuối cùng cho lá dứa và đường phèn vào, nấu đến khi bí chín mềm.
Bỏ bã, lấy phần nước uống trong ngày.
Những ai nên sử dụng thục địa?
Theo Đông y, thục địa dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu hoặc các bệnh suy nhược, xuất huyết. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc giúp nam giới để hỗ trợ bổ thận tráng dương, sinh tinh hay chứng thận hư,…
Tuy là thảo dược tự nhiên, tuy nhiên việc sử dụng thuốc nam để đạt hiệu quả cao, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt nếu người bệnh có các triệu chứng dưới đây thì nên cẩn trọng khi sử dụng.
Người thiếu dương khí.
Người thể hàn, có dịch tích tụ.
Người tiêu hóa kém, hay đau bụng, đi ngoài phân sống.
Không dùng chung thục địa với thông bạch, cửu bạch, phỉ bạch, la bặc
Thục địa kỵ tam bạch.
Bài viết trên đã chỉ ra thục địa kỵ gì và cách dùng phù hợp. Không thể phủ nhận thục địa mang lại những lợi ích cho sức khỏe như lợi tiểu, bổ huyết,... Hiệu quả điều trị bệnh của thục địa cũng đã được y học cổ truyền và hiện đại kiểm chứng, cho thấy đây là một bài thuốc quý từ thiên nhiên.
Nhược điểm của thục địa là chế biến tương đối phức tạp nên người dùng thường mua thục địa đã bào chế sẵn. Hãy lựa chọn địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng thục địa tốt nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.