Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thuốc kháng sinh trị mụn nhọt có những loại nào? Sử dụng khi nào?

Ngày 24/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thuốc kháng sinh trị mụn giúp giảm tiết dầu dư thừa trên da, kiểm soát vấn đề viêm da, đồng thời tiêu diệt, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào các lỗ chân lông.

Mụn nhọt là vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, việc điều trị mụn nhọt luôn chiếm được sự quan tâm của nhiều người. Dùng  thuốc kháng sinh trị mụn nhọt là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Vậy cần lưu ý những gì khi áp dụng phương pháp này.

Nguyên nhân gây mụn

Thuốc kháng sinh trị mụn nhọt có những loại nào? Sử dụng khi nào? 1 Những nguyên nhân gây ra mụn

Tuyến bã nhờn có nhiệm vụ cung cấp chất nhờn cho da. Do nhiều nguyên nhân mà tuyến bã nhờn bị tắc, từ đó chất nhờn tiết ra không thoát ra ngoài được, bị ứ đọng và tạo thành các nốt mụn. Đôi khi tuyến bã nhờn bị nhiễm khuẩn và chất nhờn nên mụn tích tụ dưới chỗ tắc. Trường hợp nhẹ sẽ tạo thành mụn đầu đen, trường hợp nặng các nốt mụn chứa đầy đủ và biến thành nang. 

Có nhiều nguyên nhân gây mụn nhọt đến từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể, làm ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Các nguyên nhân phải kể đến đó là: 

  • Sự thay đổi hormone.
  • Sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Yếu tố di truyền.
  • Tác động của tia UV.
  • Nhiệt độ, độ ẩm.
  • Chất lượng không khí.
  • Kích ứng từ sản phẩm chăm sóc da.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học.

Các loại thuốc kháng sinh trị mụn nhọt

Những trường hợp bị mụn nặng, nhiều bác sĩ da liễu thường lựa chọn phương pháp dùng  thuốc kháng sinh trị mụn nhọt để điều trị cho bệnh nhân. Ở Việt Nam hiện nay, thuốc kháng sinh trị mụn có hai loại là: Dạng bôi ngoài da và dạng uống kết hợp cùng kem bôi tại chỗ không chứa kháng sinh. 

Kháng sinh đường uống

Thuốc kháng sinh trị mụn nhọt có những loại nào? Sử dụng khi nào? 2 Tetracycline được dùng với trường hợp viêm do nhiễm khuẩn nặng
  • Tetracycline:Thuốc kháng sinh trị mụn nhọt dạng viên uống được sử dụng trong trường hợp viêm do nhiễm khuẩn nặng. Thuốc có tác dụng giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da. Đồng thời, tetracycline kiểm soát số lượng vi khuẩn và kiểm soát được tình trạng viêm tuyến bã nhờn để da nhanh chóng được phục hồi.
  • Clindamycin (đường uống): Làm chậm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, đồng thời làm giảm sưng do mụn.
  • Minocycline: Kháng khuẩn, chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Chú ý: Thuốc kháng sinh trị mụn nhọt đường uống chỉ nên điều trị trong vòng 3 tháng, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Kháng sinh bôi ngoài da

  • Clindamycin (dạng bôi): Làm ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa sự hình thành protein của vi khuẩn. Ngoài ra, Clindamycin còn làm giảm lượng dầu nhờn dư thừa trên da và duy trì độ ẩm cho da.
  • Dapsone: Dùng cho trường hợp mụn nặng, bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn và để qua đêm.
  • Erythromycin: TIêu diệt vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa hình thành các nốt mụn mới.

Thuốc bôi ngoài da không chứa kháng sinh

  • Benzoyl peroxide: Là chất khử trùng, Benzoyl peroxide ở nồng độ thấp có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn P. acnes. Benzoyl peroxide có hiệu quả tốt khi điều trị mụn đầu đen và mụn đầu trắng nhưng cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ thuốc dễ bắt nắng.
  • Retinoids: Có nguồn gốc từ vitamin A, giúp kiểm soát tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, ức chế viêm và làm tiêu cồi mụn hiệu quả. Đồng thời, Retinoids còn thúc đẩy quá trình tái tạo da, tăng cường sản sinh collagen, giúp các vết mụn nhanh lành và giảm thâm hiệu quả.
  • Acid Azelaic: Có ở dạng bọt, gel và kem bôi da, làm giảm sản xuất Keratin - Chất kích thích mụn phát triển. Từ đó diệt trừ vi khuẩn gây mụn và chống viêm do mụn.

Thuốc kháng sinh trị mụn nhọt được sử dụng khi nào?

Thuốc kháng sinh trị mụn nhọt có những loại nào? Sử dụng khi nào? 3 Thuốc kháng sinh trị mụn được sử dụng khi nào?

Dùng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt trong những trường hợp như sau:

  • Bị mụn trứng cá trung bình đến nặng: Có thể sử dụng kháng sinh đường uống như Tetracycline, Macrolis để chống viêm và để vi khuẩn gây mụn rơi vào trạng thái ngủ đông. Sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian ngắn nhất có thể và kết hợp dùng thuốc bôi ngoài da không chứa kháng sinh.
  • Bị mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng: Không nhất thiết cần sử dụng kháng sinh, thay vào đó nên chọn sản phẩm trị mụn, tẩy da chết có chứa Acid Salicylic hoặc lấy mụn đúng cách ở những cơ sở spa an toàn và vệ sinh.
  • Các trường hợp có tình trạng da phức tạp và thấy xuất hiện nhiều loại mụn và mủ: Sử dụng cả kháng sinh đường uống và kết hợp với bôi Retinoids Benzoyl Peroxide tại chỗ để làm giảm nguy cơ phát triển tình trạng kháng kháng sinh.

Chú ý:

  • Những người có cơ địa dị ứng khi dùng kháng sinh có thể bị phát ban ngoài da.
  • Kháng sinh có thể gây rối loạn tiêu hóa, chóng mặt và đau dạ dày.
  • Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và khô hơn khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Trong trường hợp mụn trở nên nghiêm trong việc dùng kháng sinh để điều trị là điều cần thiết. Nếu tuân thủ thực hiện nghiêm túc theo liệu trình và chỉ định của bác sĩ chắc chắn bạn sẽ sớm hết mụn. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt nếu không tình trạng sẽ càng tệ hơn. Hãy tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn tốt để được điều trị hiệu quả. Chúc bạn thành công! 

 Hạ Hạ

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm