Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Thuốc nhuận tràng có tác hại gì không? Có nguy hiểm không?

Ngày 28/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thuốc nhuận tràng có tác hại gì không? Có nguy hiểm đến sức khỏe không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ bị táo bón trong quá trình mang thai. 

Sử dụng thuốc nhuận tràng có thể giúp giảm và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều an toàn khi sử dụng. Mời bạn đọc tiếp bài viết để có câu trả lời cho các thắc mắc trên.

Uống thuốc nhuận tràng có tác hại gì?

Thuốc nhuận tràng có tác hại gì không? Có nguy hiểm không? 1 Thuốc nhuận tràng gây ra một số tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc

Mặc dù thuốc nhuận tràng sẽ giúp bạn giảm táo bón, nhưng không phải lúc nào nó cũng tốt cho tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu sử dụng quá liều lượng, lạm dụng thuốc, không làm theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ để điều trị táo bón thì có gây nên những biến chứng khiến sức khỏe ngày càng tệ hơn. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng phổ biến thường xảy ra khi sử dụng thuốc nhuận tràng, đó là:

  • Cảm giác đau bụng quặn thắt thường xuyên xảy ra.
  • Tiêu chảy mạn tính kèm theo chướng bụng đầy hơi, khó chịu.
  • Mất nước và mất khả năng giữ nước
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Làm mềm xương (loãng xương).
  • Sức khỏe yếu hơn, suy nhược cơ thể, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt bất thường.
  • Trí nhớ suy giảm, hay bị nhầm lẫn.
  • Có biểu hiện phát ban đỏ, mẩn ngứa trên da.
  • Khó khăn khi ăn uống, khi nuốt khó cảm giác có vật cản ở cổ họng.
  • Tim đập loạn nhịp và thường xuyên.
  • Chảy máu trực tràng.

Theo như các chuyên gia tiêu hóa, uống thuốc nhuận tràng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như sau:

  • Tương tác với các loại thuốc khác: Nếu bạn đang có bệnh hoặc có tiền sử bệnh thì thuốc bạn đang dùng có thể ảnh hưởng đến việc uống thuốc nhuận tràng. Thuốc nhuận tràng có thể tương tác với một số thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim hay xương, do đó bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón. Bên cạnh đó cũng không nên dùng quá liều lượng ghi trên bao bì thuốc.
  • Các biến chứng: Những tình trạng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho bạn như viêm ruột thừa hoặc tắc ruột. Khi sử dụng thuốc nhuận tràng trong nhiều tuần, nhiều tháng thường xuyên sẽ giảm khả năng co thắt của ruột già, từ đó tình trạng táo bón sẽ còn nghiêm trọng hơn.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ em: Khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dùng thuốc nhuận tràng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Còn khi bạn đang mang thai mà bị táo bón thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Ngoài các tác dụng phụ trên thì sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài còn gây ra một số tác dụng ngoại ý khác do thay đổi nồng độ các chất điện giải trong máu, từ đó lượng kali thấp và có thể gây ra những cơn đau tim.

Sử dụng thuốc nhuận tràng một cách thận trọng

Thuốc nhuận tràng có tác hại gì không? Có nguy hiểm không? 2 Bụng co thắt, đau, phân ra máu hay có bất thường thì cần đến gặp bác sĩ ngay

Nếu bạn bị táo bón, khó đi vệ sinh và đã đang bị phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng thì hãy hỏi bác sĩ về cách ngưng thuốc dần dần để khả năng co bóp tự nhiên của ruột già được khôi phục từ từ. Nếu gặp một trong các biểu hiện sau cần gọi ngay cho bác sĩ và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám:

  • Phân có máu;
  • Bụng co thắt nặng hoặc đau;
  • Cơ thể thấy yếu hoặc mệt mỏi bất thường;
  • Chóng mặt, hoa mắt;
  • Chảy máu trực tràng;
  • Ruột có những thay đổi khó giải thích;
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng nhưng tình trạng táo bón kéo dài trên 7 ngày.

Thay đổi thói quen sống giúp cải thiện táo bón

Thuốc nhuận tràng có tác hại gì không? Có nguy hiểm không? 3 Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tình trạng táo bón

Nhu động ruột của mỗi người là khác nhau nhưng nhu cầu đi đại tiện phổ biến nhất là 1 lần/ngày. Có những người đi đại tiện nhiều hơn thì khoảng 2 – 3 lần/ngày, còn với những người đi ít hơn thì khoảng 3 – 4 lần/tuần vẫn được xem là bình thường. Do đó, bạn có thể bị táo bón nếu đi đại tiện ít hơn mức bình thường trên. Tuy nhiên, táo bón cũng có thể liên quan đến tình trạng phân khô cứng khó di chuyển ra ngoài. Trước khi dùng thuốc để điều trị táo bón, bạn hãy thay đổi một số thói quen sống để xem tình trạng này có cải thiện không. Một số thói quen tốt hàng ngày bạn có thể áp dụng để giảm tình trạng táo bón khó chịu là:

  • Bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày như: Lúa mì, trái cây tươi, rau củ quả và yến mạch.
  • Uống nhiều nước hàng ngày: Nước lọc, nước detox, nước ép,…
  • Tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày.

Như vậy là các thắc mắc về "Thuốc nhuận tràng có tác hại gì?" đã được lý giải trong bài viết trên. Việc thay đổi lối sống ăn uống sinh hoạt hàng ngày sẽ làm giảm tình trạng táo bón ở nhiều người. Còn nếu bệnh vẫn chưa có tiến triển tốt thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Hạ Hạ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Táo bón