Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không?

Ngày 29/04/2023
Kích thước chữ

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở nước ta. Viêm gan B lây truyền qua đường mẹ sang con, máu hoặc tình dục. Việc tiêm vacxin viêm gan B sẽ giúp cơ thể sản xuất kháng thể để phòng ngừa bệnh viêm gan B. Nhưng tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không?

Tiêm vacxin viêm gan B là một phương pháp giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm virus HBV. Tuy nhiên nhiều người còn lo lắng liệu tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh lý do virus viêm gan B (HBV) gây ra, chúng tấn công gan và gây tổn thương gan. Viêm gan B là một trong những loại viêm gan truyền nhiễm nguy hiểm nhất, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như ung thư gan, xơ gan và suy gan. Các triệu chứng của viêm gan B có thể bao gồm sốt, đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, vàng da và mắt, mất cảm giác thị giác cùng các triệu chứng khác liên quan đến gan. Để chẩn đoán và điều trị viêm gan B, cần phải thực hiện các xét nghiệm và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 2
Virus viêm gan B tấn công khiến gan bị tổn thương

Viêm gan B lây nhiễm như thế nào?

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm lây lan khá giống lây nhiễm HIV. Bệnh này lây truyền qua các đường: 

  • Đường máu: Nếu như trên người có vết thương hở lại tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch mủ của cơ thể có nhiễm virus viêm gan B thì khả năng lây nhiễm rất cao.
  • Đường quan hệ tình dục: Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Bệnh có lây lan khi quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn đối với người nhiễm bệnh.
  • Đường mẹ sang con: Tình trạng lây nhiễm này còn phụ thuộc vào tình trạng viêm gan B của mẹ. Người mẹ có khả năng lây nhiễm qua cho con khi mẹ có xét nghiệm HBeAg (+) và/hoặc nồng độ HBV-DNA trong huyết thanh cao. 
Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 3
Viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường chính

Vacxin viêm gan B có hiệu quả trong bao lâu?

Vacxin viêm gan B có khả năng bảo vệ người tiêm khỏi bệnh viêm gan B trong một khoảng thời gian khá dài. Tuy nhiên, thời gian bảo vệ của vacxin sẽ khác nhau tùy theo từng người và tình trạng sức khỏe của cơ thể. Theo các nghiên cứu, thời gian bảo vệ của vacxin có thể kéo dài từ 5 đến 20 năm. Để tăng hiệu quả bảo vệ của vacxin, các chuyên gia khuyến khích tiêm lại vacxin viêm gan B sau một khoảng thời gian nhất định, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Việc tiêm lại vacxin sẽ giúp cơ thể tiếp tục sản xuất kháng thể mới, hỗ trợ tăng cường khả năng bảo vệ chống lại virus viêm gan B.

Tìm hiểu thêm các loại vắc xin viêm gan B:

Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 5
Vacxin viêm gan B có hiệu quả kéo dài từ 5 đến 20 năm

Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không?

Tiêm vacxin viêm gan B giúp phòng ngừa nhiễm viêm gan B đối với những người chưa mắc bệnh. Việc tiêm vacxin sẽ giúp cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus viêm gan B, nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus. Tuy nhiên, vacxin không thể bảo vệ cơ thể hoàn toàn tránh khỏi bệnh viêm gan B và không có hiệu quả ngay lập tức sau khi tiêm nên không thể phòng ngừa hoàn toàn 100%. Có nhiều trường hợp khiến cho vacxin không đạt hiệu quả cao như:

  • Tiêm không đủ mũi hoặc không tiêm nhắc lại đúng thời gian theo phác đồ tiêm chủng.
  • Người bệnh không có khả năng đáp ứng hệ miễn dịch do bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Vacxin tiêm ngừa không đạt chất lượng bởi nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do không được bảo quản đúng cách. Điều đó sẽ làm vacxin không còn đạt chất lượng và không tạo ra được kháng thể.
Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 4
Viêm gan B vẫn có thể lây nhiễm nếu tiêm không đủ mũi

Tuy vậy, người đã tiêm vacxin viêm gan B cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B, bao gồm hạn chế tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người nhiễm viêm gan B, quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, không sử dụng chung các dụng cụ tiêm chích, dao cạo hoặc hộp đựng kim tiêm. Nếu có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm gan B, nên đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Việc tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không phụ thuộc vào nhiều yếu tố đã được liệt kê trong bài. Nên chú ý đến các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Khi phát hiện có dấu hiệu viêm gan B, bạn nên đi đến các trung tâm y tế để thực hiện xét nghiệm và điều trị. 

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin