Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nước chanh là thức uống giải khát hấp dẫn, lại vô cùng dễ chế biến nên được nhiều lứa tuổi yêu thích. Song, không phải ai cũng biết tiêu chảy uống nước chanh được không.
Người bị tiêu chảy thường được các bác sĩ gợi ý uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất. Tuy nhiên, vẫn có những loại nước mà bạn cần “tránh xa” để hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy tiêu chảy uống nước chanh được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Để giải đáp cho thắc mắc: “Tiêu chảy uống nước chanh được không?”, các chuyên gia y tế và dinh dưỡng đã khẳng định rằng: Việc người bệnh có được uống nước chanh không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:
Bị tiêu chảy nên uống gì? Nước chiếm 70% cơ thể con người. Vậy nên, để cơ thể không bị mệt mỏi, kiệt sức do tiêu chảy, người bệnh nên bổ sung ít nhất 8 ly nước/ngày. Với những người không quen uống quá nhiều nước, bạn có thể thay thế nước lọc bằng những loại nước sau để việc uống nước trở nên dễ dàng hơn:
Nếu chưa biết bị tiêu chảy mất nước nên uống gì để bù nước thì hãy bổ sung ngay Oresol. Đặc biệt, đối với những trường hợp tiêu chảy nặng, việc uống nhiều nước chỉ có thể giúp bù nước chứ không bù được lượng điện giải đã mất. Lúc này, bạn cần sử dụng dung dịch bù nước Oresol pha loãng với nước lọc và uống thay nước đun sôi hàng ngày.
Khác với sữa chua thông thường, sữa chua uống có kết cấu lỏng hơn, dễ hấp thụ hơn nên rất phù hợp với người mắc bệnh tiêu chảy. Bên cạnh đó, loại thức uống này vẫn chứa một lượng lớn probiotic, có khả năng tạo ra acid lactic trong ruột để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại.
Trà hoa cúc là nguồn cung cấp chất tannin dồi dào, có tác dụng cải thiện hiệu quả tình trạng tiêu chảy. Ngay từ thời xa xưa, trà hoa cúc đã được sử dụng để chữa bệnh viêm đường ruột - là nguyên nhân căn bản gây nên chứng đi ngoài phân lỏng. Nếu không có hoa cúc tươi, bạn có thể dùng trà túi lọc vô cùng tiện lợi và đơn giản.
Những loại nước chứa tinh bột là loại thức uống cung cấp năng lượng tuyệt vời khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Bạn có thể rang gạo rồi nấu với nước, hoặc nấu cháo loãng để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Người bệnh cũng nên lưu ý không nên cho quá nhiều đường hoặc muối để tránh cơ thể bị mất nước và tình trạng tiêu chảy diễn biến nặng nề hơn.
Nước ép các loại trái cây như: Táo, mận, cam,… không thêm đường không chỉ cung cấp nước mà còn nâng cao hàm lượng vitamin, chất điện giải trong cơ thể. Từ đó, giúp người bệnh bị tiêu chảy nhanh chóng hồi phục.
Sau khi đã vắt cam, bạn không nên vứt vỏ cam đi mà hãy nạo nhỏ để làm nguyên liệu cho món trà vỏ cam thơm ngon, bổ dưỡng. Với loại thức uống này, bạn chỉ cần đun sôi vỏ cam với nước nguội và thêm vào 1 - 2 thìa mật ong.
Nhiều người thắc mắc không biết bị tiêu chảy uống trà gừng được không? Chất gingerol trong gừng giúp giảm đau, kháng viêm và điều trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Nếu bị tiêu chảy do lạnh bụng, uống trà gừng sẽ làm ấm bụng cấp tốc, tạo cảm giác vô cùng thoải mái.
Tiêu chảy uống nước chanh được không? Câu trả lời là có. Quả chanh chứa rất nhiều axit citric và vitamin C. Đây là 2 chất dinh dưỡng rất cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Hơn nữa, vitamin C còn có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp đào thải độc tố.
Do đó, bên cạnh bệnh tiêu chảy, nước chanh còn tốt cho những người mắc các bệnh về vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.
Nước dừa có vị ngọt, tính bình, không có chứa hàm lượng độc tố nên có khả năng giải nhiệt và giải độc. Vì vậy, đây chính là loại thức uống phù hợp nhất để thay thế cho nước lọc.
Bên cạnh thắc mắc: “Tiêu chảy uống nước chanh được không?”, nhiều người bệnh cũng rất phân vân liệu bị tiêu chảy không nên ăn gì. Tốt nhất, bạn nên hạn chế tiêu thụ những loại thức uống sau để bệnh tiêu chảy nhanh chóng được cải thiện:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “Tiêu chảy uống nước chanh được không?”. Nếu tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để tránh tình trạng mất quá nhiều nước, gây nguy hiểm đến tính mạng nhé!
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.