Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Tiểu đường thai kỳ ăn bún được không? Khẩu phần ăn hợp lý dành cho phụ nữ mang thai

Ngày 16/09/2023
Kích thước chữ

Tiểu đường thai kỳ ăn bún được không? Đây là một trong số các câu hỏi cần được giải đáp của các mẹ bầu trong thời mang thai. Vì trong thành phần của bún gạo lứt có chỉ số đường huyết mà trước khi sử dụng các mẹ cần hết sức lưu ý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng.

Bạn đang lo lắng tiểu đường thai kỳ ăn bún được không? Đây là một trong số các câu hỏi phổ biến mà nhiều phụ nữ mang bầu đặt ra. Tuy nhiên, vẫn chưa có thể kết luận việc ăn bún có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Trong bài viết này mời bạn cùng Long Châu xem xét khả năng ăn bún trong thai kỳ khi mắc tiểu đường có nguy hiểm không và những thông tin cần biết để quản lý chế độ ăn uống lành mạnh và an toàn cho các mẹ bầu.

Bệnh tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ là gì?

Trước khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có được ăn bún không hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin về bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai của chị em nhé!

Tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán trong khoảng từ tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ. Thông thường các mẹ ở giai đoạn này rất thèm các món ăn liên quan đến bún, từ đó nhiều người thắc mắc rằng tiểu đường thai kỳ ăn bún được không. 

Bởi tiểu đường thai kỳ thường gây ra tình trạng kháng insulin, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Với người mẹ, bệnh này tăng nguy cơ phải thực hiện sinh mổ, gia tăng các biến chứng trong quá trình mang thai, nguy cơ nhiễm trùng niệu và nguy cơ phát triển tiểu đường thực sự trong tương lai. Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng thai to, tăng nguy cơ hạ đường huyết, gặp vấn đề về hô hấp, thậm chí sinh non hoặc tử vong, và gia tăng nguy cơ phát triển tiểu đường sau khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ ăn bún được không? Khẩu phần ăn hợp lý dành cho phụ nữ mang thai 4
Bệnh tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn bún được không?

Thông thường phụ nữ mang thai thường rất chú trọng đến khẩu phần ăn sao cho hợp lý để em bé trong bụng được khỏe mạnh. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất tiểu đường thai kỳ ăn bún được không? Nhưng các mẹ có thể yên tâm khi ăn bún vì theo nghiên cứu chỉ số đường huyết trong bún thường khá thấp và không gây ra nhiều đột biến đường huyết.

Bên cạnh loại bún thường thì cũng nhiều bà bầu thắc mắc rằng: Tiểu đường thai kỳ ăn bún gạo lứt được không? Trong bún có chứa một lượng carbohydrat (đường đơn) cao, cung cấp năng lượng cho hoạt động cần thiết, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây hại đến sức khỏe của mẹ bầu, chính vì thế mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng nhé! 

Cần lưu ý rằng một số loại bún thường được chế biến với sử dụng các phụ gia như hàn the, tinopal (chất huỳnh quang) và chất tẩy trắng để làm cho bún trông đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều bún chứa các phụ gia này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, gây nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Tóm lại, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn bún, nhưng cần hạn chế số lượng và tần suất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ ăn bún được không? Khẩu phần ăn hợp lý dành cho phụ nữ mang thai 2
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn bún được không?

Mẹ bầu tiểu đường nên ăn bún như thế nào để bảo vệ sức khỏe?

Để kiểm soát tốt lượng đường huyết và bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu bị tiểu đường ăn bún đúng cách có thể mang lại hiệu quả tốt. Dưới đây là những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý để tận dụng tối đa lợi ích từ bún:

Hạn chế lượng bún trong mỗi lần ăn

Bún chứa nhiều carbohydrate tinh chế, gây tăng đường huyết sau khi ăn. Mẹ nên ăn bún khoảng 3 - 4 lần/tuần để kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ. Đồng thời, mẹ nên bổ sung thêm rau xanh, protein và các nguồn dinh dưỡng khác vào chế độ ăn hàng ngày. Bằng cách này, mẹ có thể thưởng thức bún mà vẫn đảm bảo sức khỏe và kiểm soát mức đường huyết hiệu quả.

Ăn cùng thực phẩm có nhiều chất xơ

Bún ít chứa chất xơ, do đó mẹ cần ăn kèm với thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh, các loại đậu... để hỗ trợ quá trình hấp thụ đường glucose và kiểm soát đường huyết sau khi ăn. 

Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Mẹ bầu tiểu đường nên kiểm tra đường huyết đều đặn, ít nhất 3 lần mỗi ngày. Nếu thấy đường huyết tăng sau khi ăn bún, mẹ nên hạn chế tần suất ăn bún và tăng cường ăn thêm các loại ăn rau xanh trong khẩu phần ăn của mình.

Bên cạnh chế độ ăn, mẹ cần kết hợp sử dụng viên uống sắt, canxi, DHA và các dưỡng chất khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sự phát triển của mẹ và bé.

Lựa chọn sản phẩm uy tín

Mẹ nên tự làm bún tại nhà hoặc tìm mua tại các cơ sở uy tín để tránh những chất phụ gia như hàn the, tinopal... có trong bún. Chất phụ gia ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và trẻ, chính vì thế bạn hãy lựa chọn mua tại những nơi uy tín và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhé! 

Tiểu đường thai kỳ cần lưu ý những gì trong khẩu phần ăn?

Trong thành phần của bán có chỉ số đường huyết thấp hơn các loại cơm trắng và bánh cuốn, rất thích hợp cho người bị tiểu đường và thừa cân. Tuy nhiên, cần chia khẩu phần ăn thành 4 phần, bao gồm 1 phần tinh bột, 1 phần đạm và 2 phần rau củ. 

Lượng tinh bột trong mỗi phần nên giữ khoảng từ 1/2 đến 1 chén. Đo đường huyết sau mỗi bữa ăn là cách để kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Đồng thời, cần lưu ý về việc chọn bún chế biến sẵn, tránh sử dụng các phụ gia gây hại sức khỏe như hàn the, chất làm chua và chất tẩy trắng.

Tiểu đường thai kỳ ăn bún được không? Khẩu phần ăn hợp lý dành cho phụ nữ mang thai 3
Mẹ bầu khi bị tiểu đường cần đặc biệt chú ý về khẩu phần ăn

Trong giai đoạn thai kỳ, việc kiểm soát lượng đường huyết là rất quan trọng đối với các bà bầu bị tiểu đường. Khi mang thai, mẹ thường thèm những thực phẩm liên quan đến tinh bột một trong số đó có bún. Theo các chuyên gia y tế tiểu đường thai kỳ ăn bún vẫn được nhưng tốt nhất vẫn nên ăn kèm với các loại thực phẩm có nhiều chất xơ. Để an toàn các mẹ nên thực hiện các phương pháp kiểm tra lượng đường huyết điều đặn theo đúng hướng dẫn từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Trong thời gian thăm khám sức khỏe thai kỳ các mẹ cũng nên thảo luận với các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xem lượng đường huyết trong cơ thể có ổn định không để đảm bảo sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ.

Tóm lại, kiểm soát lượng đường huyết là một phần quan trọng trong việc quản lý tiểu đường thai kỳ. Nhà thuốc Long Châu hy vọng chị em đã có câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ ăn bún được không và hãy tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, theo dõi đường huyết cũng như tham khảo thêm các ý kiến từ chuyên gia để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho mẹ và thai nhi nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin