Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? Lợi ích và tác hại của mít đối với thai kỳ

Ngày 23/08/2023
Kích thước chữ

Khi mang thai, chế độ ăn uống của bà bầu cần được xây dựng với những thực phẩm lành mạnh, hợp lý, nhất là đối với người bị tiểu đường thai kỳ. Mít là một loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người bao gồm cả phụ nữ có thai. Vậy tiểu đường thai kỳ ăn mít được không?

Mít được coi là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người ưa chuộng, nhất là phụ nữ có thai. Tuy nhiên, vị ngọt của mít chín lại khiến nhiều chị em phụ nữ có thai không khỏi băn khoăn liệu tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp băn khoăn cho mọi người ở bài viết dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của mít có gì?

Mít là một loại trái cây thơm ngon, chúng có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ và hiện nay chúng có độ phổ biến trên toàn thế giới. Mít có kích thước khá lớn, thậm chí có quả có thể nặng đến 20kg. Mít có vị thơm ngon, ngọt và múi có màu vàng ươm.

Mít là một loại thực phẩm vừa ngon vừa bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quý cho cơ thể. Theo nghiên cứu, trong 150g mít có chứa các thành phần:

  • Năng lượng: 143 calo;
  • Carbs: 35g;
  • Chất đạm: 3g;
  • Chất xơ: 2g;
  • Chất béo: 1g;
  • Vitamin B6: 29% DV;
  • Vitamin C: 23% DV.

Bên cạnh những thành phần dinh dưỡng đã kể trên, mít cũng chứa một nguồn dưỡng chất khác như: Thiamin, niacin, folate, vitamin A, đồng, sắt, kali, canxi, mangan. Ngoài ra thành phần cholesterol, natri, chất béo bão hòa có hàm lượng khá ít. Vì vậy, mít được coi là một loại thực phẩm khá lành mạnh cho mọi người.

Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? Lợi ích và tác hại của mít đối với thai kỳ 1
Mít là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao

Lợi ích và tác hại của mít đối với thai kỳ

Đã có nhiều thắc mắc rằng tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? Trước khi tìm hiểu vấn đề này, cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về lợi ích mà mít mang lại cho thai kỳ, cũng như những tác hại khi bà bầu ăn loại quả này.

Lợi ích của mít đối với thai kỳ

Thực tế đã cho thấy, khi bà bầu ăn mít với một lượng vừa phải, phù hợp thì mít có những tác dụng rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Những lợi ích khi bà bầu ăn mít có:

  • Bà bầu ăn mít với lượng vừa đủ có thể làm giảm các vấn đề về dạ dày như hiện tượng viêm loét dạ dày khi mang bầu.
  • Giúp thai nhi phát triển tốt bởi vì trong mít có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, sắt, kẽm, beta carotene, vitamin A, vitamin C, folate… Những thành phần này đóng vai trò quan trọng khi thai nhi hình thành nên các cơ quan cần thiết.
  • Giúp kiểm soát huyết áp ở mức ổn định và an toàn, điều này không những giúp phát triển thai nhi, mà còn giúp phòng chống các biến chứng nguy hiểm.
  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể bà bầu, đồng thời xóa tan đi những sự mệt mỏi, uể oải, áp lực khi mang thai.
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa bởi vì lượng chất xơ trong quả mít có thể đáp ứng khoảng 10% hàm lượng chất xơ mỗi ngày. Qua đó, giúp kích thích nhu động ruột vận hành tốt hơn, làm giảm sự táo bón cũng như kích thích quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn.
  • Ăn mít có thể làm giảm sự căng thẳng, đồng thời hạt mít cũng rất tốt cho tinh thần của bà bầu vì trong hạt mít chứa nhiều thành phần protein và các vi chất dinh dưỡng khác, có tác dụng điều hòa tốt các vấn đề về tinh thần và tâm trạng.
  • Giúp tăng sức đề kháng vì trong mít có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tăng cường các chức năng bảo vệ hệ thống miễn dịch khi mang thai, có thể ngăn ngừa các bệnh về cảm cúm, cảm lạnh.
Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? Lợi ích và tác hại của mít đối với thai kỳ 2
Ăn mít có thể giúp bà bầu tăng sức đề kháng và phòng các bệnh về cảm cúm

Một số tác hại của mít đối với thai kỳ

Bên cạnh những lợi ích của mít đối với bà bầu đã kể trên, thì cũng có một số trường hợp bà bầu khi ăn mít có thể gặp phải một số vấn đề. Cụ thể như sau:

  • Đối với những bà bầu có vấn đề liên quan máu thì không nên ăn mít, bởi vì ăn mít có thể khiến quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.
  • Trường hợp bà bầu có cơ địa dễ bị kích ứng hoặc đã từng dị ứng với mít, thì không nên ăn mít. Nếu muốn ăn thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh gặp những tình trạng không may có thể xảy ra.
  • Trường hợp bà bầu quá lạm dụng việc ăn mít thì có khả năng sẽ bị tiêu chảy, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết. Bởi mít có khả năng như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Do đó, bà bầu nên ăn mít với lượng vừa phải, hợp lý.

Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không?

Mặc dù mít mang lại nhiều cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi, nhưng có không ít người thắc mắc vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? Trên thực tế, phụ nữ mang thai ăn mít với số lượng phù hợp, không ăn quá nhiều thì không làm tăng lượng đường huyết trong máu. Theo nghiên cứu, mít có chỉ số đường huyết GI từ 50 - 60 điểm với thang điểm 100. Đây chỉ là mức độ trung bình, nên bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn được mít, tuy nhiên nên ăn với lượng hợp lý.

Hơn nữa, mít có chứa thành phần chống oxy. Thế nên cũng giúp bà bầu có thể điều chỉnh hiệu quả lượng đường huyết trong cơ thể. Vậy tiểu đường thai kỳ có được ăn mít không? Đáp án là có thể, nhưng ăn với lượng vừa phải.

Mít là loại quả có ít chất xơ nhưng nhiều carbs. Theo nghiên cứu, khoảng 75g mít có thể cung cấp khoảng 18g carb. Bởi vậy, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn mít một cách điều độ phù hợp với khẩu phần ăn của bản thân, không nên lạm dụng quá mức. Ngoài ra, hạt mít mặc dù có chứa thành phần tinh bột nhưng lượng chất xơ trong đó cũng không ít, vì thế bà bầu có thể sử dụng với số lượng nhỏ.

Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? Lợi ích và tác hại của mít đối với thai kỳ 3
Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không?

Một số lưu ý bà bầu cần biết khi ăn mít

Như đã phân tích vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? Câu trả lời tuy là có nhưng không phải bà bầu muốn ăn mít bao nhiêu cũng được. Đối với trường hợp bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần có một chế độ ăn đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất khi ăn mít. Cụ thể:

  • Đối với loại mít non sấy nên ăn 30g/ngày để giảm cảm giác thèm ăn vặt, đồng thời cũng giúp bà bầu no lâu hơn.
  • Khi mít chín lượng đường cao hơn so với mít non, vì vậy bà bầu mỗi lần chỉ nên ăn 1 đến 2 múi mít để không ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể. Mỗi ngày, bà bầu có thể ăn mít vài lần với số lượng 1 đến 2 múi.
  • Có thể chế biến mít non với những thực phẩm ăn hàng ngày để thay thế những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, miến, bún…
  • Ăn mít có thể tác động đến sự hấp thu đến một số loại thuốc điều trị tiểu đường. Vì thế, khi ăn mít bà bầu hãy cân nhắc hoặc có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? Lợi ích và tác hại của mít đối với thai kỳ 4
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn 30g mít non sấy trong 1 ngày

Với những thông tin Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp ở trên, hy vọng đã giúp người đọc giải đáp được vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? Có thể ăn được nhưng ăn với mức độ vừa đủ. Đối với phụ nữ có thai bị tiểu đường thai kỳ thì hãy nên chú ý đến vấn đề ăn uống, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý để mẹ và bé đều có sức khỏe tốt.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin