Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu bệnh lý thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng

Ngày 04/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thoái hóa cột sống là bệnh lý phổ biến thường gặp ở người lớn tuổi và hiện nay ngay cả người trẻ cũng mắc phải căn bệnh này. Thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng là hai dạng thoái hóa thường gặp nhất.

Cơ thể chúng ta cũng giống như những cỗ máy. Theo thời gian, các cỗ máy hoạt động dần bị kém đi và không thể tránh khỏi việc bị hỏng hóc. Cổ và thắt lưng là 2 bộ phận chịu áp lực lớn của cơ thể nên không thể tránh khỏi việc bị thoái hóa theo thời gian. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng.

Tìm hiểu về thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng

Bệnh lý: Thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng1
Thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng là bệnh lý phổ biến

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng cột sống cổ bị suy giảm chức năng hoạt động, đĩa đệm bị xẹp, xơ hóa và kém đàn hồi. Khu vực cổ, vai, lưng trên và đôi khi là lưng giữa của người bệnh sẽ bị đau nhức, khó chịu. Khi bệnh trở nặng, cơn đau có thể lan xuống cánh tay và bàn tay, thậm chí là các ngón tay. Bệnh nhân còn có thể đau đầu thường xuyên. Đoạn cột sống từ C5 - C7 là đoạn cột sống cổ dễ bị tổn thương, thoái hóa.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng sụn khớp, đĩa đệm ở thắt lưng bị thoái hóa. Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng thắt lưng, lưng dưới, mông, bẹn và cả sau đùi. Nếu như bệnh không được kiểm soát tốt thì bắp chân, cẳng chân và cả bàn chân sẽ bị ảnh hưởng. Đối với cột sống thắt lưng, các đốt từ L1 - L5 là các đốt dễ bị thoái hóa.

Nhìn chung lại, thoái hóa cột sống là khi sụn khớp bị bào mòn dần, các đầu xương đốt sống sẽ trực tiếp ma sát với nhau khi cơ thể vận động và gây viêm, dẫn đến một loạt các vấn đề khác như sưng bao hoạt dịch khớp và khô khớp, dễ hình thành gai cột sống, còn có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Các dấu hiệu của thoái hóa 

Bệnh thoái hóa cột sống gây ra những cơn đau nhức gây khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Ngoài ra, đi kèm với các cơn đau còn một số các triệu chứng như:

  • Cột sống kém linh hoạt, gây khó khăn cho người bệnh khi phải duy trì tư thế đúng.
  • Đau lưng dưới thường xuyên, liên tục.
  • Khi người bệnh vận động có thể nghe thấy tiếng “lạo xạo”, “lục cục” bởi khớp bị khô do thiếu dịch nhờn.
  • Cong vẹo cột sống, gù.
  • Khu vực có các đốt sống bị viêm, thoái hóa có thể sưng và đau, có cảm giác mềm ấm khi chạm vào.

Ngoài ra, các cơn đau sẽ có xu hướng trở nặng khi bệnh nhân vận động và cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi quá lâu.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh lý: Thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng2
Tác nhân chính gây nên bệnh là do tuổi tác và những tổn thương lâu ngày

Bệnh thoái hóa do tác nhân chủ yếu là tổn thương lâu ngày và hệ lụy của tuổi tác nên phần lớn căn bệnh này thường gặp ở những người lớn tuổi. Nhưng hiện nay, căn bệnh này đang dần trẻ hóa bởi số lượng người trẻ mắc bệnh rất nhiều. Phần lớn là do thói quen sinh hoạt không khoa học hoặc phải lao động nhiều, nặng nhọc. Một vài các nguyên nhân khác cũng góp phần gây nên bệnh như:

  • Cột sống bị vẹo.
  • Lưng bị chấn thương.
  • Chấn thương cột sống.
  • Có tiền sử bị gãy cột sống, trải qua các cuộc phẫu thuật lớn ở lưng.
  • Bị thoái hóa đĩa đệm cột sống.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Giới tính. Bệnh thoái hóa thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Các biến chứng do bệnh thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng

Nếu không có cá biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời bệnh thoái hóa, bệnh có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Phổ biến nhất là các bệnh:

  • Gai cột sống.
  • Thoát vị đĩa đệm.
  • Rễ thần kinh bị chèn ép.
  • Đau đầu, chóng mặt, đau yếu tứ chi, vận động khó khăn, nguy hiểm hơn là liệt.

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng

Bệnh lý: Thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng3
Chữa trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ

Điều trị bệnh thoái hóa có 2 cách phổ biến là điều trị phẫu thuật và điều trị không phẫu thuật. Tuy bệnh không thể chữa trị dứt điểm nhưng các phương pháp này là rất cần thiết để người bệnh có thể sống hòa thuận với bệnh. Để điều trị bệnh, người bệnh có thể:

  • Sử dụng các loại thuốc, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid.
  • Tập các bài tập vật lý trị liệu.
  • Trị liệu thần kinh cột sống.
  • Xoa bóp, massage, châm cứu.
  • Tiêm khớp.
  • Phẫu thuật cột sống.
  • Chườm ấm và chườm lạnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên luyện tập thể dục để bệnh có thể cải thiện và chậm quá trình thoái hóa.

Trên đây là một vài thông tin về thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng mà nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn đọc. Mong rằng bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

Xem thêm:

Thoái hóa cột sống cổ biến chứng

Thoái hoá cột sống cổ có nên tập yoga

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm