Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu các loại thuốc điều trị sỏi tiết niệu hiện nay

Ngày 19/02/2024
Kích thước chữ

Thuốc điều trị sỏi tiết niệu hay điều trị nội khoa là cách điều trị sỏi tiết niệu đơn giản mà không cần nhập viện. Tuy nhiên, cách làm này cũng có thể áp dụng cho từng tình huống cụ thể và thể trạng của người bệnh. Sau đây là các loại thuốc dùng điều trị sỏi tiết niệu hiện nay mà người bệnh có thể tham khảo.

Sỏi tiết niệu là một tình trạng bệnh lý mà nam giới thường có nguy cơ mắc phải. Nhiều người lựa chọn dùng các bài thuốc dân gian để điều trị mà không biết rằng những loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn

Thông tin về sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu được hình thành từ các thành phần hữu hình vô cơ hoặc hữu cơ trong hệ tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo gây rối loạn bài thoát nước trong hệ tiết niệu. Sỏi tiết niệu thường gặp ở nam giới hơn nữ giới vì đường tiết niệu của nam giới có xu hướng dài hơn và có cấu trúc phức tạp hơn khiến sỏi khó đào thải.

tim-hieu-cac-loai-thuoc-dieu-tri-soi-tiet-nieu-hien-nay 1.jpg
Sỏi tiết niệu được hình thành từ các thành phần hữu hình vô cơ hoặc hữu cơ trong hệ tiết niệu

Tùy theo tình trạng của cơ thể và tình trạng của sỏi như kích thước, vị trí, độ cứng của sỏi mà người bệnh sẽ gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu đau, tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Nước tiểu đục, có máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu có bọt
  • Đau âm ỉ hoặc chuột rút ở bộ phận sinh dục hoặc tầng sinh môn. Khi đường tiểu bị tắc nghẽn hoàn toàn thì thận có thể bị quặn thắt.
  • Người bệnh bị sốt do vi khuẩn và nấm tấn công đường tiết niệu vì sỏi làm tổn thương đường tiết niệu.

Nguyên nhân điển hình gây nên sỏi là sỏi hình thành trong thận, sau đó di chuyển đến các cơ quan khác và mắc kẹt ở những phần hẹp của niệu quản, niệu đạo và bàng quang, gây tắc nghẽn đường tiểu. Ngoài ra, sỏi cũng có thể hình thành một cách tự phát khi nước tiểu ứ đọng trong hệ tiết niệu, do túi thừa niệu đạo hoặc các bất thường về cấu trúc của hệ tiết niệu.

Các khoáng chất và muối được lắng đọng ở một vị trí khiến chúng liên kết với nhau tạo thành khối. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp thì tình trạng ứ nước tiểu sẽ xảy ra ở bao quy đầu của người bệnh hoặc bao quy đầu của người bệnh bị hẹp, viêm, dính dẫn đến tình trạng lắng đọng tinh thể và hình thành sỏi nghiêm trọng hơn có thể gây sỏi thận.

Điều trị sỏi tiết niệu thường được chỉ định khi sỏi có khả năng tự đào thải cao và kích thước sỏi nhỏ so với tiết niệu của bệnh nhân. Về cơ bản, những loại thuốc này không làm sỏi vỡ ra hoặc biến mất mà thay vào đó kích thích sỏi thải ra ngoài qua nước tiểu và cố định kích thước sỏi, ngăn sỏi ngày càng phát triển lớn hơn.

Có những loại thuốc nào có thể điều trị sỏi tiết niệu?

Các nhóm thuốc có thể dùng để điều trị sỏi bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Giúp giảm đau do sỏi và tránh gây áp lực lên các cơ quan trong hệ tiết niệu do sỏi bít tắc dòng nước tiểu.
tim-hieu-cac-loai-thuoc-dieu-tri-soi-tiet-nieu-hien-nay 2.jpg
Thuốc giảm đau, chống viêm giúp giảm đau do sỏi và tránh gây áp lực lên các cơ quan trong hệ tiết niệu
  • Thuốc giãn cơ trơn: Thuốc giãn cơ trơn giúp mở rộng đường kính, diện tích cắt ngang của các cơ quan trong hệ tiết niệu và giảm sự co bóp, giúp sỏi đi qua dễ dàng hơn và giảm đau đớn cho người bệnh.
  • Thuốc kiềm hóa nước tiểu: Điều chỉnh độ pH nước tiểu, hạn chế tích tụ khoáng chất, cố định kích thước sỏi, ngăn ngừa sỏi kết hợp với khoáng chất làm tăng kích thước.
  • Thuốc kháng sinh chống viêm: Ngăn ngừa sỏi làm trầy xước hệ tiết niệu, vi khuẩn dễ tấn công hệ tiết niệu, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn nếu chúng hình thành và xuất hiện trong hệ tiết niệu.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị sỏi tiết niệu

Trong trường hợp bình thường, sỏi nhỏ hơn 5mm được coi là sỏi nhỏ và có thể được đào thải ra khỏi cơ thể cùng với nước tiểu. Ngoài ra, nếu sỏi nằm gần bàng quang thì khả năng nó tự đào thải ra ngoài sẽ lớn hơn so với các vị trí khác, đặc biệt là sỏi niệu quản.

Nếu sỏi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 5mm nhưng không tự di chuyển xuống để đào thải ra ngoài cơ thể hoặc nếu kích thước sỏi nhỏ hơn 10mm thì bề mặt sỏi nhẵn, chức năng thận của bệnh nhân ổn định, bệnh nhân có thể dùng thuốc để đẩy sỏi ra ngoài.

Việc xác định kích thước, tình trạng của sỏi sẽ quyết định bệnh nhân có thể điều trị nội khoa được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán hình ảnh để có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp

Tuy nhiên với phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị từ 4 đến 6 tuần, khi bệnh nhân không đáp ứng với việc điều trị và sỏi không có dấu hiệu tự đào thải, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng và loại thuốc phù hợp, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc thay thế thuốc để tránh những rủi ro không đáng có.

tim-hieu-cac-loai-thuoc-dieu-tri-soi-tiet-nieu-hien-nay 3.jpg
 Người bệnh cần tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng và loại thuốc phù hợp

Cần lưu ý người bệnh không nên sử dụng các bài thuốc dân gian không có nguồn gốc rõ ràng trên thị trường. Hiệu quả của các loại thuốc này chưa được kiểm nghiệm khiến nhiều người bệnh lựa chọn, uống nhầm thuốc hoặc dùng quá liều bị ngộ độc, ảnh hưởng đến chức năng thận, gan. Ngoài ra, để sử dụng thuốc điều trị sỏi đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn, lối sống hợp lý, lành mạnh bao gồm những nguyên tắc sau:

  • Tránh ăn nhiều muối và đường.
  • Tránh nhịn tiểu hoặc lười uống nước.
  • Tránh thực phẩm giàu oxalat và canxi.
  • Tránh uống rượu, chất kích thích, trà đặc, cà phê…
  • Bổ sung các thực phẩm có lợi như rau củ quả tươi.
  • Tập thể dục và khám sức khỏe định kỳ.

Trên đây là những thông tin về các loại thuốc điều trị sỏi tiết niệu hiện nay. Để có một cơ thể khỏe mạnh và sạch sỏi tiết niệu an toàn thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn loại thuốc điều trị sỏi tiết niệu phù hợp.

Xem thêm: Bệnh cystin niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.