Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương hàm là xương di động duy nhất của hộp sọ giúp đảm bảo chức năng ăn uống và giao tiếp. Có nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương hàm như viêm xương hàm, ung thư xương hàm, gãy xương hàm và hoại tử xương hàm. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về bệnh hoại tử xương hàm.
Hoại tử xương hàm kéo theo những cơn đau dai dẳng, nguy cơ biến dạng khuôn mặt và sự ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần người bệnh. Tuy nhiên, với hầu hết chúng ta, căn bệnh này còn khá lạ tai. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu hoại tử xương hàm là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh ra sao?
Bệnh hoại tử xương là tình trạng các tế bào mô xương chết dần cho nguồn cung cấp máu nuôi bị gián đoạn tạm thời hay vĩnh viễn. Đây được cho là nhóm bệnh hoại tử vô mạch hay hoại tử vô trùng. Hoại tử xương hàm là tình trạng hoại tử xương xảy ra ở xương hàm - xương di động duy nhất ở hộp sọ con người. Khi các tế bào mô xương hàm không được cung cấp máu nuôi đầy đủ sẽ yếu dần đi và dẫn đến hoại tử.
Tình trạng hoại tử xương hàm có thể đến từ các nguyên nhân như:
Herpes zoster là loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Ngay cả khi người bệnh đã từng bị thủy đậu, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Tuy không gây bệnh thủy đậu nhưng gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tái hoạt động và gây bệnh Zona thần kinh. Bệnh Zona thần kinh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng mắt, tổn thương dây thần kinh hay hoại tử xương hàm.
Trong xạ trị, các bức xạ ion hóa được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, xạ trị cũng có những tác dụng phụ như sạm da, bỏng da, hoại tử xương hàm.
Một số bệnh nhân bị bệnh hoại tử xương hàm do sâu răng nhưng không được điều trị sớm. Sau một thời gian răng sâu, vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy xương hàm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm trong đó có hoại tử xương hàm.
Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi mắc Covid 19 bị hoại tử xương hàm ở các nước trên thế giới. Hiện nay, chưa có một tài liệu nghiên cứu khoa học chính thức nào về vấn đề này. Nhưng có giả thuyết cho rằng virus nCoV đã bám vào thụ thể ACE2 ở niêm mạc mũi, miệng gây tắc mạch máu nuôi xương hàm. Khi giảm lưu lượng máu nuôi, các tế bào mô xương sẽ chết và dẫn đến hoại tử xương hàm.
Bệnh tiêu xương ổ răng hay còn gọi là bệnh tiêu xương hàm xảy ra khi chất lượng và mật độ xương hàm bị suy giảm khiến nướu bị teo, gương mặt biến dạng,… Tiêu xương hàm xảy ra chủ yếu do nguyên nhân viêm nha chu và mất răng. Khi mất răng, xương hàm có một khoảng trống ở chân răng nên không còn lực tác động lên xương hàm. Lâu dần sẽ dẫn đến việc tiêu xương. Khi bị viêm nha chu, nướu sẽ bị viêm và tụt gây hở chân răng. Khi đó, các dây chằng và xương bao bọc quanh răng bị tiêu hủy dần.
Thuốc Bisphosphonate được chỉ định trong điều trị đau tủy, ung thư di căn xương hay loãng xương. Thuốc làm tăng trưởng nội mô thành mạch và giảm hoạt động hủy cốt bào.Chính điều này làm giảm tạo mao mạch trong xương và gây ra hoại tử xương.
Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh tiểu đường, nấm mốc đen gây hoại tử mắt và xương hàm hay một số vấn đề về răng nướu khác cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh hoại tử xương hàm.
Có thể kể đến những triệu chứng hoại tử xương hàm điển hình nhất như:
Hoại tử xương hàm có thể điều trị để bảo tồn phần xương hàm còn lại. Tùy tình trạng bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những cách điều trị hoại tử xương hàm phổ biến nhất:
Để giảm nguy cơ bị hoại tử xương hàm, mỗi người trong chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:
Hoại tử xương hàm không chỉ gây đau đớn kéo dài cho người bệnh. Bệnh còn có thể làm biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và đời sống của bệnh nhân. Bất cứ ai trong chúng ta nếu phát hiện những triệu chứng đau nhức liên tục cần ngay lập tức gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám sớm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.