Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Liệu pháp tâm động học là một trong những phương pháp điều trị bệnh đang được các nhà tâm lý và bác sĩ lâm sàng áp dụng. Vậy liệu pháp này hoạt động như thế nào? Hiệu quả ra sao? Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết.
Liệu pháp tâm động học cho rằng các vấn đề của bệnh nhân phát sinh từ sự căng thẳng tâm trí liên quan đến những kìm nén trong đời sống hàng ngày và những xung năng vô thức. Liệu pháp trị liệu tâm lý này kết hợp các yếu tố của phân tâm học và liệu pháp nhận thức - hành vi để tập trung xử lý trung tâm của rối loạn bên trong người bệnh. Nó được áp dụng phổ biến bởi nhiều chuyên gia tâm lý và bác sĩ lâm sàng.
Tâm lý con người diễn ra theo một cơ chế vô cùng phức tạp. Nó hoạt động phụ thuộc vào một loạt quá trình có liên quan đến nhau. Việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn liên quan đến tâm lý, tâm thần cần có một phương pháp thích hợp. Và một trong số đó là liệu pháp tâm động học.
Khái niệm “tâm động học” được nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn “Lectures on psychology” xuất bản năm 1874 của một nhà tâm lý học người Đức tên là Ernst Von Brucke. Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic therapy) bắt nguồn từ liệu pháp phân tâm học. Cả hai liệu pháp này đều có chung “tác giả” là Sigmund Freud.
Trong liệu pháp này, nhà trị liệu sẽ lắng nghe người bệnh chia sẻ về những vấn đề hữu thức của họ. Sau đó, họ sẽ tìm ra những dạng thức, cảm xúc gợi mở, hành vi về những cảm thức vô thức của người bệnh. Tâm động học tập trung vào mối quan hệ giữa bệnh nhân và thế giới xung quanh họ thay vì tập trung vào mối quan hệ giữa bệnh nhân và chuyên gia trị liệu. Tuy nhiên, rất cần có sự hiểu biết, gắn bó, sẵn sàng giao tiếp giữa nhà trị liệu và bệnh nhân. Muốn được như vậy, người bệnh cần có niềm tin vào liệu pháp và kỹ năng của chuyên gia trị liệu.
Liệu pháp tâm động học thường được áp dụng trong điều trị các tình trạng tâm lý phổ biến như:
Liệu pháp tâm động học hoạt động theo nguyên tắc của liệu pháp phân tâm học cổ điển. Người bệnh có nhiệm vụ chia sẻ những vấn đề của mình. Còn chuyên gia trị liệu có nhiệm vụ lắng nghe, diễn giải những lời chia sẻ này và hướng dẫn người bệnh vượt qua các khúc mắc trong tâm lý.
Chuyên gia trị liệu trò chuyện cùng người bệnh về những cảm xúc, ký ức (thường là không mong muốn) của họ. Sau đó, bằng chuyên môn của mình, nhà trị liệu giúp họ giải tỏa những lo âu, sợ hãi, các cảm giác tiêu cực hoặc giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về chúng. Đồng thời, họ cũng mang đến cho người bệnh những công cụ để giải quyết các vấn đề tâm lý của chính họ.
Khi những ký ức không tốt đẹp được chôn vùi, bệnh nhân sẽ sẵn sàng đối mặt và tự thay đổi các cơ chế phòng vệ mà chính bản thân họ đã dựng lên trong quá khứ để né tránh những gì họ trải qua, những sự thực khó chịu, những suy nghĩ bản thân họ không mong muốn.
Kết quả, trị liệu tâm động học giúp bệnh nhân hiểu ra nguyên nhân và cơ chế hình thành các hành vi không chính xác (có thể là tự hủy hoại) của chính họ. Bệnh nhân được phát triển các kỹ năng đối phó với chính và dần thay thế hành vi tiêu cực bằng hành vi tích cực.
Nhiều người hiện đang nhầm lẫn hoặc khó phân biệt tâm động học và phân tâm học. Thực tế, phân tâm học ra đời trước và tâm động học bắt nguồn từ phân tâm học. Trong khi phân tâm học tập trung vào tâm lý, vô thức, những giấc mơ… thì tâm động học tập trung vào tâm trí, tính cách con người và cố gắng mở rộng sự hiểu biết của con người.
Có thể phân biệt liệu pháp tâm động học và phân tâm học qua một số điểm khác biệt sau:
Số lần trị liệu: Người bệnh được trị liệu thường là 1 - 2 phiên mỗi tuần.
Thời gian: Thời gian trị liệu tâm động học có thể từ ngắn hạn đến trung bình, thường kéo dài từ nhiều tuần cho đến nhiều tháng.
Vị trí giữa bệnh nhân với chuyên gia trị liệu: Bệnh nhân thường ngồi ở vị trí đối diện hoặc ngay bên cạnh với nhà trị liệu, hai người dễ dàng quan sát nhau trong tầm mắt và có cảm giác gần gũi, dễ chia sẻ hơn.
Mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu: Chuyên gia trị liệu đóng vai trò như một tác nhân thay đổi và thường tương tác nhiều hơn bệnh nhân.
Mục tiêu trị liệu: Mục tiêu của quá trình trị liệu là mang đến các giải pháp cho vấn đề trước mắt của người bệnh.
Số lần trị liệu: Người bệnh thường được trị liệu 2 - 5 phiên/tuần.
Thời gian: Người bệnh cần xác định thời gian trị liệu lâu dài, có thể kéo dài trong một vài năm.
Vị trí giữa bệnh nhân với chuyên gia trị liệu: Bệnh nhân thường nằm trên một chiếc trường kỷ, nhà trị liệu thường khuất khỏi tầm mắt của họ để họ có thể tự nhiên, thoải mái dãi bày hơn.
Mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu: Chuyên gia trị liệu giữ thái độ trung lập và khách quan nên bệnh nhân thường là đối tượng chia sẻ nhiều hơn.
Mục tiêu trị liệu: Mục tiêu của trị liệu là thúc đẩy những thay đổi nhằm hướng đến hạnh phúc lâu dài và sâu sắc hơn cho người bệnh.
Việc đánh giá hiệu quả của điều trị bệnh bằng liệu pháp tâm động học còn gặp phải nhiều thách thức. Việc đo lường các triệu chứng cấp tính cụ thể khá dễ dàng. Nhưng việc này lại không dễ trong đo lường những thay đổi về mặt cảm xúc, nhân cách. Nhưng các kết quả nghiên cứu cho thấy liệu pháp này có hữu ích trong điều trị rất nhiều vấn đề về tâm lý.
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều kết luận để khẳng định hiệu quả của tâm động học có thể tương đương với liệu pháp nhận thức hành vi, phân tâm học hay các phương pháp điều trị đã được thiết lập khác. Cũng theo các chuyên gia, cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định tâm động học có hiệu quả nhất định với nhóm đối tượng bệnh nhân cụ thể nào.
Liệu pháp tâm động học có thể mang lại hiệu quả cao và khả năng tạo hiệu quả lâu dài về sau. Tuy nhiên, kết quả trị liệu phụ thuộc vào tình trạng thực tế mà bệnh nhân đang gặp phải, sự hợp tác và tin tưởng mà họ dành cho chuyên gia của mình cũng như kỹ năng của chuyên gia.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.