Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng chảy máu khi đánh răng hẳn có thể xuất hiện ở bất cứ ai, tuy nhiên, nếu chảy máu thường xuyên với số lượng nhiều có thể đem đến rất nhiều lo lắng cho người bệnh. Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân chảy máu răng nhiều nhé!
Phần lợi quanh chân răng tương đối mỏng nên rất dễ chảy máu. Mặc dù vậy, nếu tác động nhẹ như đánh răng hoặc xỉa răng thì mức độ chảy máu sẽ tương đối ít. Vậy nguyên nhân chảy máu răng nhiều là gì? Có cách nào để cải thiện tình trạng này không? Cùng tìm hiểu nhé!
Hiện tượng chảy máu ở vùng nướu xung quanh các chân răng dưới một tác động nào đó được gọi là chảy máu chân răng, thông thường lượng máu chảy chân răng chảy ra là không đáng kể.
Chảy máu chân răng nhiều là khi lượng máu chảy ra sau tác động có màu đỏ tươi, khó cầm thay vì màu hồng ở trên bàn chảy hoặc trên tăm xỉa răng hoặc chảy máu kéo dài, thường xuyên.
Nguyên nhân chảy máu chân răng nhiều rất đa dạng có thể do bệnh lý về răng miệng, các bệnh về máu, bệnh lý gan, thận hoặc do chế độ ăn uống, sinh hoạt… Dưới đây là một số nguyên nhân chảy máu chân răng nhiều:
Chảy máu răng do bệnh răng miệng có thể đến từ nhiều nguyên nhân liên quan đến lợi, răng hoặc nhiễm trùng các niêm mạc, áp xe… Cụ thể là:
Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể với việc đảm nhận nhiều chức năng sống của cơ thể, trong đó, gan đóng vai trò chính trong quá trình tạo các yếu tố đông máu. Các tổn thương tế bào gan sẽ khiến chức năng suy giảm và là nguyên nhân chảy máu chân răng nhiều.
Các tổn thương tế bào gan thường gặp là:
Các bệnh lý về tiểu cầu hay rối loạn đông cầm máu trong máu cũng là nguyên nhân chảy máu chân răng nhiều vì tiểu cầu là thành phần giúp hình thành các nút tiểu cầu giúp cầm máu khi có tổn thương chảy máu. Người bệnh có thể có rối loạn như giảm số lượng tiểu cầu, giảm về chất lượng dòng tiểu cầu hoặc mắc sốt xuất huyết…
Rối loạn đông cầm máu có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Các nốt xuất huyết nhiều màu sắc dưới da, chảy máu mũi, rong kinh hoặc chảy máu không cầm hoặc cầm máu chậm tại vùng có va chạm chảy máu.
Chế độ ăn có vai trò quan trọng để có một sức khỏe ổn định, phòng ngừa nhiều bệnh tật. Ăn không đa dạng về dinh dưỡng và thiếu một số nhóm chất có thể gây giảm tổng hợp tiểu cầu, yếu tố đông máu hoặc làm thành mạch yếu… gây chảy máu chân răng nhiều. Các chất dinh dưỡng đó bao gồm:
Vitamin C
Vitamin C là một vitamin cần thiết cho sức khỏe với nhiều vai trò khác nhau. Vitamin C giúp tăng sức bền thành mạch từ đó hạn chế chảy máu chân răng khi có tổn thương trong khi đánh răng, xỉa răng… Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng sức đề kháng của cơ thể giúp giảm viêm lợi, viêm nha chu hoặc áp xe chân răng từ đó ngăn chặn nguyên nhân chảy máu chân răng nhiều.
Vitamin C có thể được bổ sung qua các loại quả mọng như cam, bưởi, quýt, chanh, dâu tây, ổi… hoặc các loại rau xanh như cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ, ớt chuông…
Vitamin K
Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo và là nguyên liệu quan trọng giúp gan tổng hợp các yếu tố đông máu. Người bệnh có bệnh lý về gan, cắt dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa thường thiếu loại vitamin này do đó khiến quá trình đông máu kéo dài và là nguyên nhân chảy máu chân răng nhiều.
Để bổ sung vitamin K có thể ăn các loại rau họ cải, măng tây, cà rốt, trứng hoặc các loại trái cây như đào, nho, mận, việt quất, sung… Ngoài ra có thể sử dụng các loại sản phẩm chức năng bổ sung vitamin K phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể.
Trong điều trị và hạn chế chảy máu răng thì cần loại bỏ nguyên nhân gây chảy máu chân răng nhiều đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng và nâng cao sức đề kháng. Bạn có thể tham khảo một số cách làm sau:
Tóm lại, nguyên nhân chảy máu răng nhiều rất đa dạng và do nhiều cơ quan gây ra. Việc phát hiện sớm nguyên nhân để điều trị sớm là chìa khóa đề giải quyết dứt điểm tình trạng bệnh đồng thời hạn chế biến chứng nguy hiểm. Nhà Thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức sức khỏe bổ ích cho bạn.
Xem thêm: Bị chảy máu chân răng uống thuốc gì mau khỏi?
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.