Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nói lắp là tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ, lặp lại âm thanh hay kéo dài thời gian phát âm khiến người bệnh thiếu tự tin trong cuộc sống. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là nói lắp có chữa được không? Khắc phục nó như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Nói lắp là tình trạng rối loạn phát triển ngôn ngữ, khiến người bệnh bị hạn chế trong giao tiếp và gây ra nhiều rắc rối khác trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy, làm thế nào để chữa khỏi chứng nói lắp, liệu nói lắp có chữa được không là một vấn đề mà người bệnh luôn muốn tìm lời giải đáp.
Trước tiên, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu những thông tin cơ bản về chứng nói lắp nhé!
Nói lắp hay còn gọi nói cà lăm là một chứng rối loạn ngôn ngữ, liên quan tới việc nói không trôi chảy trong lời nói khi giao tiếp. Ngoài các triệu chứng liên quan tới nói lắp, những người bị bệnh thường cảm thấy căng thẳng, khó khăn trong việc điều khiển các cơ chi phối động tác nói. Những dấu hiệu này kết hợp với nhau có thể làm cho những người nói lắp rất khó nói, điều này cản trở trực tiếp tới việc giao tiếp với người khác.
Có nhiều loại nói lắp khác nhau, mức độ từ nhẹ đến nặng. Người ta ước tính có tới khoảng 1% dân số trưởng thành trên thế giới có nói lắp. Thống kê chỉ riêng Hoa Kỳ có tới ba triệu người nói lắp. Tỉ lệ bệnh phổ biến hơn ở nam giới.
Tính tới thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính xác của nói lắp vẫn chưa được hiểu biết rõ, nhưng hầu hết các nghiên cứu hiện nay đều cho rằng nói lắp có sự liên quan tới hoạt động của não bị ảnh hưởng trong việc tạo ra lời nói. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nói lắp có xu hướng di truyền. Sự tác động ảnh hưởng tới lời nói đôi khi là do khởi phát các yếu tố tiêu cực về mặt cảm xúc, tâm lý, thần kinh và đôi khi là nói lắp sinh lý ở trẻ đang độ tuổi học và hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ.
Nói lắp sinh lý trong thời kỳ phát triển ngôn ngữ của trẻ: Trẻ trong giai đoạn học nói, khi diễn đạt một câu, một từ nào đó có thể gặp phải tình trạng luống cuống, không biết diễn tả ngôn ngữ của mình. Khi đó, tình trạng nói lắp của trẻ được hiểu là hoàn toàn bình thường. Loại nói lắp này có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian, tuy nhiên, nếu trẻ đã qua độ tuổi học ngôn ngữ mà vẫn có tình trạng nói lắp kéo dài thì cần phải nghĩ tới các nguyên nhân thực thể gây ra nói lắp ở trẻ.
Nói lắp do tổn thương thần kinh: Sự tổn thương, mất dẫn truyền của não tới hệ thống các cơ tham gia vào phát âm. Tùy vào các loại tổn thương mà có các loại triệu chứng khác nhau, có thể gặp khó khăn trong việc sắp xếp các từ thành câu hoàn chỉnh, khó bắt đầu một từ, một câu, hoặc lặp lại một số từ quen thuộc nhiều lần. Một số tổn thương gây ra các tình trạng này bao gồm: Viêm não, màng não, u não, chấn thương não, đột quỵ não, xuất huyết não… tổn thương vùng não chi phối ngôn ngữ.
Thông thường, dấu hiệu nói lắp lần đầu tiên thường xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi, trong giai đoạn học bắt đầu ghép các từ thành câu hoàn chỉnh. Hầu hết các trẻ chấm dứt tật nói lắp này khi trẻ được 5 – 6 tuổi. Nhưng một số trẻ, việc nói lắp diễn ra thường xuyên, tiếp tục kéo dài, có thể đi kèm với các triệu chứng bất thường trên cơ thể như: Giật đầu, run môi, lắc đầu, bứt tai, nắm chặt tay… khi giao tiếp.
Nói lắp biểu hiện khá rõ ràng trong cách nói của một người:
Các triệu chứng này có thể giảm, mất hoàn toàn khi người bệnh nói chuyện một mình hoặc khi hát, đọc đồng thanh cùng một nhóm. Mặt khác, có thể tiến triển với tần suất dày đặc, thể hiện rõ rệt khi đối mặt với áp lực, căng thẳng, hoặc khi nói chuyện với người lạ.
Có rất nhiều nghiên cứu về bệnh nói lắp và cách điều trị triệt để chúng. Tuy nhiên, câu trả lời được đặt ra là vẫn chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu bệnh nói lắp. Nhiều người bệnh có thể khỏi bệnh nhờ các phương pháp trị liệu ngôn ngữ khác nhau, thử nghiệm thiết bị điện tử hỗ trợ ngôn ngữ cũng được cho thấy có sự cải thiện tích cực. Không có phương pháp chữa trị nào làm cho nói lắp biến mất hoàn toàn, nhưng các phương pháp áp dụng trị liệu có thể hiệu quả, mang lại lợi ích với người này, nhưng lại không có cải thiện đối với người khác, tùy thuộc vào tình trạng của cá thể và mức độ tổn thương gây ra bệnh nói lắp.
Tính chung của các phương pháp trị liệu là tập trung vào loại bỏ đi chứng nói lắp bằng các kiểm soát các hành vi, tư tưởng của người bệnh, làm giảm sự lo lắng đi kèm với chứng rối loạn này.
Tuy chưa có cách trị dứt điểm nói lắp, nhưng một số phương pháp giúp sửa tật nói lắp hiệu quả như:
Từ khi còn nhỏ, nên có các biện pháp phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội như là:
Về gia đình:
Về nhà trường:
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng nói lắp cũng như câu trả lời cho vấn đề "Nói lắp có chữa được không?". Hy vọng bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi trang web Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật những kiến thức sức khỏe mới nhất nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp