Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trên thực tế, có không ít người cho rằng tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn không đáng lo ngại và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan. Vậy toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?
Toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ra sao và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Bài viết sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn đọc tất cả các câu hỏi này.
Hoa mắt chóng mặt, toát mồ hôi thường là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nào đó có liên quan đến tim mạch, thần kinh, nội tiết, nhiễm khuẩn hoặc sức khoẻ tổng thể… Trong một số trường hợp, chóng mặt toát mồ hôi lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý vô cùng nghiêm trọng.
Chóng mặt là cảm giác choáng váng và đứng không vững. Bạn có thể cảm thấy mọi thứ xung quanh đang quay cuồng khi bị chóng mặt. Chóng mặt có thể xuất hiện cùng với triệu chứng toát mồ hôi lạnh và buồn nôn. Vậy toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?
Để biết toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn là bệnh gì cũng như xác định được nguyên nhân gây toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Tại đây, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải (bắt đầu từ bao giờ và kéo dài bao lâu) đồng thời tiến hành thăm khám trên lâm sàng. Để đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số thăm dò cận lâm sàng, chẳng hạn như xét nghiệm máu, điện tâm đồ, thử nghiệm ngất, chụp X - quang, chụp CT, chụp MRI…
Tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ khác nhau. Chẳng hạn như:
Hạ đường huyết hiểu một cách đơn giản là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở người mắc đái tháo đường do tác dụng phụ của một vài loại thuốc, ví dụ như insulin. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra khi bạn ăn không đủ bữa. Tình trạng này diễn ra một cách đột ngột.
Ngoài đổ mồ hôi lạnh và chóng mặt, người bị hạ đường huyết còn có thể gặp một số triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, lú lẫn, nhịp tim nhanh, mệt mỏi…
Lưu lượng máu đến tim bị chặn hoặc giảm đáng kể khi cơn đau tim xuất hiện. Đau tức ngực hoặc khó chịu là triệu chứng chính của cơn đau tim. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, hụt hơi…
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp. Người bệnh có thể bị tăng tiết mồ hôi khi bị cường giáp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị chóng mặt do nhịp tim không đều, mệt mỏi, khó ngủ, tăng tần suất đi tiêu, giảm cân không rõ lý do…
Lo lắng, nhất là khi lo lắng quá nhiều có thể dẫn đến chứng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn. Nhiều người mắc chứng rối loạn lo âu và hoảng sợ cho biết: Tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn thường xuất hiện khi chuẩn bị hoặc trong lúc lên cơn hoảng mạn.
Khi bạn cảm thấy lo lắng quá mức, lượng hormone gây căng thẳng trong cơ thể sẽ tăng lên, tác động đến hệ thống tiền đình và gây chóng mặt.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số nguyên nhân khác có thể gây toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn như:
Trên thực tế, bạn không cần quá lo lắng nếu tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn diễn ra liên tục và nghiêm trọng.
Nếu nguyên nhân gây ra triệu chứng này chỉ đơn thuần là do thay đổi thời tiết, cảm cúm, nhiễm lạnh hoặc căng thẳng nhất thời thì bạn có khắc phục tình trạng này bằng cách áp dụng một số cách sau đây:
Các triệu chứng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn vẫn tiếp tục làm việc khi bị các triệu chứng này. Tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu bạn đang làm những công việc nặng nhọc.
Khi xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi chóng mặt buồn nôn, bạn cần ngừng làm việc và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Nếu có thể, hãy ngủ một giấc ngắn nhưng thật sâu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghe nhạc, xoa bóp nhẹ nhàng hai bên thái dương hoặc ngồi thiền để thư giãn.
Khi bị toát mồ hôi chóng mặt buồn nôn, hãy tìm cho mình một tư thế thoải mái nhất. Cùng với đó, bạn nên hạn chế những hoạt động chuyển đổi tư thế đột ngột. Để giúp hệ thần kinh làm quen với sự thay đổi tư thế tốt hơn, bạn có thể nhắm mắt lại sau đó từ từ mở mắt ra khi cơ thể ổn định ở tư thế mới. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế cảm giác chóng mặt và buồn nôn.
Gừng là vị thuốc dân gian có tính ấm được nhiều người ưa chuộng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, gừng có thể giảm tình trạng căng thẳng thần kinh từ đó cải thiện tình trạng đau đầu chóng mặt. Người bị toát mồ hôi về đêm có thể uống trà gừng vừa để làm ấm cơ thể, dễ ngủ hơn lại ngăn ngừa bị nhiễm lạnh.
Khi đang bị toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn bạn nên tránh dùng bia rượu, nước có ga, trà hay cà phê và thuốc lá. Thay vào đó, hãy tăng cường uống nước tinh khiết hoặc nước khoáng ion bởi điều này sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn là bệnh gì. Có thể thấy, toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn có thể là vấn đề sức khỏe không đáng lo ngại song đây cũng có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, tốt nhất ngay khi gặp phải các triệu chứng này, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.