Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tới tháng ăn khoai lang được không? Những điều cần lưu ý

Ngày 27/09/2024
Kích thước chữ

Tới tháng ăn khoai lang được không? Ăn khoai lang trong chu kỳ kinh nguyệt cần phải lưu ý những gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Một chế độ ăn lành mạnh và giàu dinh dưỡng có thể giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu và đau bụng khi đến kỳ đèn đỏ. Vậy tới tháng ăn khoai lang được không và cần lưu ý những gì? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

Tới tháng ăn khoai lang được không?

Tới tháng (chu kỳ kinh nguyệt), chị em hoàn toàn có thể ăn khoai lang bởi khoai lang rất giàu magie và kali, 2 chất này có tác dụng giãn các mạch máu, làm quá trình co bóp tử cung trong ngày đèn đỏ được nhẹ nhàng, giảm đau bụng kinh, chứng thống kinh hiệu quả. Thành phần vitamin B6, magie ở khoai lang cũng có tác dụng giảm chướng bụng, đầy hơi trong những ngày tới tháng hiệu quả.

Tới tháng ăn khoai lang được không? Những điều cần lưu ý 2
Ăn khoai lang khi tới tháng có thể giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh và chứng thống kinh hiệu quả

Ngoài ra, thành phần kali ở khoai lang còn giúp cải thiện tâm trạng, hỗ trợ ngủ ngon, giúp chị em thoải mái tinh thần và dễ chịu hơn trong mùa “dâu rụng”. Chị em có thể ăn khoai lang trắng, tím hay khoai lang vàng tùy sở thích.

Một số lợi ích khác của việc ăn khoai lang vào kỳ đèn đỏ

Nếu bạn đang băn khoăn không biết tới tháng ăn khoai lang được không, thì câu trả lời là CÓ. Khoai lang không chỉ giúp hỗ trợ giảm bớt cơn đau bụng, tình trạng đầy hơi, chướng bụng trong những ngày "đèn đỏ" mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Khoai lang chứa nhiều vitamin C và vitamin A, hỗ trợ tăng đề kháng, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh và cảm cúm.
  • Ngừa thiếu máu: Với thành phần có chứa nhiều chất sắt, khoai lang có khả năng hỗ trợ tăng cường sản sinh tế bào hồng cầu trong cơ thể. Từ đó sẽ giúp bù đắp một phần lượng máu mất trong kỳ kinh nguyệt.
  • Cải thiện tiêu hóa: Chất xơ trong khoai lang kích thích nhu động ruột và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Hỗ trợ giảm cân: Khoai lang giàu chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Từ đó cũng hạn chế việc nạp thêm thực phẩm và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
  • Ổn định đường huyết: Với lượng đường tự nhiên, khoai lang không làm tăng đột biến đường huyết mà ngược lại còn giúp duy trì mức đường huyết ổn định, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Hàm lượng vitamin B6 trong khoai lang giúp giảm nồng độ homocysteine – một chất có liên quan đến nguy cơ gây bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch và các bệnh lý thoái hóa khác.

Cần lưu ý gì khi ăn khoai lang trong kỳ kinh nguyệt?

Trong kỳ kinh nguyệt, chị em hoàn toàn có thể ăn khoai lang, tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe:

  • Ưu tiên các món khoai lang được hấp, luộc hoặc nướng thay vì ăn khoai lang chiên nhiều dầu mỡ để không gây tăng cân hay đầy bụng. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 - 2 củ khoai lang nhỏ, tránh ăn quá nhiều để không bị quá tải cho cơ thể.
  • Tránh ăn khoai lang khi đói, vì điều này có thể làm tăng tiết dịch vị trong dạ dày, dẫn đến cảm giác nóng ruột, đầy hơi và ợ chua.
  • Chọn khoai lang tươi, không bị dập, mọc mầm hoặc mốc để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  • Không nên ăn khoai lang thay thế hoàn toàn bữa cơm, vì khoai lang không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Trong thời gian hành kinh, chị em cần bổ sung thêm thực phẩm giàu dinh dưỡng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và thoải mái.
  • Khi ăn khoai lang, tránh kết hợp với các thực phẩm như cà chua, chuối, hồng, bí đỏ, ngô,... vì có thể gây đầy bụng, trào ngược dạ dày, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc sỏi thận.
Tới tháng ăn khoai lang được không? Những điều cần lưu ý 1
Ưu tiên các món khoai lang được hấp, luộc hoặc nướng

Tới tháng không nên ăn gì?

Trong kỳ kinh nguyệt, chị em nên tránh một số loại thực phẩm có thể khiến triệu chứng đau bụng và khó chịu trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những nhóm thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh trong thời gian này như:

  • Thức ăn cay và mặn: Đồ ăn cay có thể gây khó chịu cho dạ dày, dẫn đến tiêu chảy hoặc buồn nôn. Còn thức ăn mặn dễ gây ra tình trạng tích nước, đầy bụng và tăng cảm giác khó chịu.
  • Thực phẩm quá ngọt: Ăn nhiều đồ ngọt làm năng lượng tăng vọt, gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng. Nếu các chị em cảm thấy lo lắng, căng thẳng và tinh thần không ổn định thì có thể theo dõi và điều chỉnh lại lượng đường nạp vào cơ thể.
  • Thức ăn giàu chất béo: Thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ chiên rán, thức ăn nhanh có thể làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có thể làm cho cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn.
  • Rượu, bia và caffeine: Những đồ uống này có thể gây mất nước, làm cho các triệu chứng đau bụng, đau đầu và đầy hơi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, chúng còn có thể gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy.
  • Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa nhiều prostaglandin, một chất có thể làm gia tăng cơn đau bụng kinh do kích thích co bóp tử cung. Vì thế, nên tránh các loại thịt như bò, dê, cừu trong thời gian này.

Cách cải thiện triệu chứng khó chịu khi tới tháng

Chế độ ăn không phải là biện pháp duy nhất giúp giảm tình trạng đau bụng kinh. Ngoài việc tìm hiểu tới tháng ăn khoai lang được không, chị em cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm bớt cơn đau:

  • Chườm nóng: Sử dụng khăn bông mềm thấm nước ấm, túi chườm hoặc chai nước ấm để làm dịu vùng bụng dưới và lưng, giúp giảm đau hiệu quả.
  • Tắm nước ấm: Việc tắm bằng nước ấm giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời làm thư giãn các cơ và giảm cơn đau bụng kinh.
  • Massage: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng dưới cũng hỗ trợ quá trình lưu thông máu, giúp máu dễ dàng thoát ra ngoài, làm giảm cơn đau.
  • Tập thể dục nhẹ: Các bài tập yoga hoặc hít thở sâu có thể góp phần làm giảm đau bụng kinh.
  • Giữ vệ sinh vùng kín: Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày "đèn đỏ" để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Tránh hoạt động mạnh: Không nên làm việc quá sức, vận động mạnh hoặc thức khuya trong thời gian này để cơ thể được nghỉ ngơi.
  • Mặc quần áo thoải mái: Tránh mặc quần áo bó sát, thay vào đó nên chọn trang phục rộng rãi, thoáng khí để hạn chế mồ hôi, ngứa và mẩn đỏ.
  • Duy trì tinh thần thoải mái: Giữ tinh thần tích cực, vui vẻ sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu khi đau bụng kinh.
toi-thang-an-khoai-lang-duoc-khong-nhung-dieu-can-luu-y-5.jpg
Sử dụng túi chườm hoặc chai nước ấm để làm dịu vùng bụng dưới, giúp giảm đau hiệu quả

Hy vọng bài viết này đã giúp các chị em biết tới tháng ăn khoai lang được không, cũng như không nên ăn gì để tránh làm triệu chứng khó chịu trầm trọng hơn. Những ngày "đèn đỏ" dễ khiến các chị em cảm thấy mệt mỏi, nhưng chỉ cần chú ý một chút sẽ giúp quá trình này trôi đi một cách dễ chịu hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin