Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng bô xe máy là tình trạng rất dễ xảy ra do xe máy hiện đang là phương tiện di chuyển phổ biến. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương mà chúng ta có cách trị bỏng bô xe máy phù hợp. Nếu nhẹ, bạn có thể xử lý tại nhà nhưng nếu bị chấn thương nặng phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Bỏng bô, bỏng nhiệt có thể thay đổi cấu trúc và rối loạn chức năng vùng tổn thương, gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Sơ cứu bỏng bô, bỏng nhiệt kịp thời có thể giảm tối đa nguy cơ biến chứng do bỏng gây ra. Đừng bỏ qua cách trị bỏng bô xe máy sau để áp dụng khi chẳng may gặp phải tình huống này nhé!
Rất nhiều người đi xe máy thường xuyên nhưng không biết rằng bộ giảm thanh của xe máy (bô xe) khi xe chạy có thể đạt tới 500 độ C. Chính vì thế, dù có cẩn thận đến mấy nếu chỉ một chút sơ sẩy là bạn có thể ngay lập tức bị bỏng cháy da, nhiều trường hợp bỏng bô xe còn gây ra một vết thương rất sâu, hầu hết sẽ để lại sẹo trên da.
Bỏng bô xe máy là tình trạng rất dễ xảy ra.
Để tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương, để lại sẹo đòi hỏi bạn phải nắm rõ cách chăm sóc người bị bỏng, sơ cứu và thực hiện đúng cách khi bị bỏng bô, bỏng nhiệt. Đầu tiên, bạn cần xác định phân độ bỏng của vết thương là độ một, độ hai hay độ ba bằng việc đánh giá mức độ tổn thương do chấn thương gây ra - hay cụ thể hơn là lớp da bị bỏng. Nghĩa là, nếu thấy có càng nhiều lớp da bị tổn thương thì mức độ bỏng càng nghiêm trọng.
Ở mức độ bỏng này, bạn chỉ tổn thương khu trú trên lớp da đầu tiên (tương tự như bạn bị bỏng nắng thông thường). Các triệu chứng phổ biến sẽ là vùng da bị ảnh hưởng tấy đỏ, sưng và đau nhẹ. Bạn chỉ cần từ 2 - 3 ngày là có thể phục hồi lại tình trạng da ban đầu.
Với vết bỏng độ 2 thì cả lớp da thứ nhất và thứ hai đều bị tổn thương. Triệu chứng của bỏng độ 2 là tương tự độ 1 nhưng bạn sẽ cảm giác đau dữ dội hơn, nhiều trường hợp sẽ xuất hiện nổi mụn nước. Mức độ bỏng này bạn phải cần đến ba tuần mới có thể phục hồi.
Đây là loại bỏng nguy hiểm nhất, cũng như gây tổn thương tất cả các lớp, từ da đến cơ/xương. Thường là do một người tiếp xúc trực tiếp với vật nóng, ngọn lửa và bỏng nước sẽ gây ra những vết bỏng này.
Các triệu chứng phổ biến của bỏng độ 3 bao gồm:
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết bỏng mà quá trình hồi phục sau bỏng độ 3 có thể kéo dài từ vài tuần, thậm chí vài năm.
Khi bị bỏng độ 1 và bỏng độ 2, cách trị bỏng bô xe máy sẽ giống nhau là sơ cứu cơ bản theo quy trình thích hợp:
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương mà chúng ta có cách trị bỏng bô phù hợp.
Trường hợp vùng da bỏng độ 2 có xuất hiện các vết phồng rộp và bao phủ một vùng đáng kể trên da, bệnh nhân cần phải điều trị thêm ngoài sơ cứu cơ bản mới tránh nguy cơ để lại sẹo về sau.
Việc sơ cứu cơ bản cũng thực hiện theo các bước nêu trên. Tuy nhiên, khi có mụn nước, bệnh nhân càng phải chú ý việc quấn băng/gạc, đảm bảo miếng gạc lỏng lẻo hơn một chút để không làm mụn nước vỡ ra. Mụn nước nếu bị vỡ sẽ dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng, khiến bệnh nhân càng đau hơn và càng dễ để lại sẹo.
Trường hợp bỏng độ 2 ở mức độ nghiêm trọng có mụn nước và bị loét ra thì bệnh nhân phải xử trí như bỏng độ 3.
Bỏng độ 3 là bạn đã bị tổn thương khá nặng, do đó tốt nhất là tìm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.
Việc nắm kỹ kiến thức về cách trị bỏng bô xe máy là rất quan trọng. Ngoài các bước sơ cứu như đã đề cập bên trên, bệnh nhân cần chủ động phòng tránh các nguy cơ để lại sẹo sau đây:
Panto Cream Nano Silver - ZinC là giải pháp hữu hiệu đặc trị các vết bỏng.
Áp dụng cách trị bỏng bô xe máy ngay khi vừa xảy ra tai nạn sẽ giúp quá trình hồi phục, lành da nhanh hơn và hạn chế tối đa tình trạng để lại sẹo thâm, sẹo đỏ. Trong trường hợp bỏng bô xe máy bị phồng rộp nặng, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để hỗ trợ điều trị tốt nhất. Liên hệ nhà thuốc Long Châu để được hỗ trợ tư vấn online nhanh chóng.
Nam Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.