Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo quan điểm của nhiều quốc gia trên thế giới, có một số loại rau được xem như “rau trường thọ” vì có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn khám phá 7 loại rau được mệnh danh như “rau trường thọ” nhưng có rất nhiều ở nước ta.
“Rau trường thọ” là danh xưng dành cho những loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Để biết những rau nào là “rau trường thọ”, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Trong khi nhiều người Việt chỉ nghĩ rau sam như một loại cỏ mọc dại nhiều ở đất trống, ven đường,… thì tại nhiều nước trên thế giới, đây lại lại một loại “rau trường thọ” đấy. Rau sam được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, đồng thời cũng được coi là vị thuốc quý có thể dùng để chữa bệnh, hỗ trợ sức khỏe.
Hầu hết tất cả các bộ phận của rau sam đều có thể dùng làm dược liệu, bao gồm cả thân, lá, hoa, chồi, hạt và nhựa của cây rau sam. Trong thời kỳ Đế chế La Mã, rau sam được sử dụng như một bài thuốc cực hiệu quả trong việc chữa đau đầu, chữa viêm nhiễm, rối loạn đại tràng, kiết lỵ và bệnh trĩ.
Trong y học Ayurveda, “rau trường thọ” – rau sam còn được sử dụng để chữa chứng khó tiêu, đầy hơi, viêm loét dạ dày, bệnh về mắt, phù nề và hen suyễn,… Ở Trung Đông, rau sam cũng được tận dụng để chữa bệnh còi, đẩy lùi giun sán, ký sinh trùng và nhiều bệnh về da khác. Y học cổ truyền Trung Quốc cũng xem loại “rau trường thọ” như một vị thuốc quý để chữa trị nhiều bệnh. Ngoài tác dụng điều trị bệnh thì rau sam cũng có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp dùng làm nguyên liệu nấu ăn để bồi bổ sức khỏe.
Một loại “rau trường thọ” nữa mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc, đó là rau càng cua. Ở nước ta, loại rau này đa số mọc dại, tuy có sử dụng làm thức ăn ở một số vùng nhưng thực tế chưa quá phổ biến, chưa được nhiều người biết đến như một loại “rau trường thọ”. Tại nhiều nước khác trên thế giới, loại “rau trường thọ” này còn được ví như thần dược vì khả năng chữa được rất nhiều bệnh.
Tại Philippines, người ta thường dùng rau càng cua để chữa ung nhọt và vết loét trên cơ thể. Người Trung Quốc và người Brazil cũng dùng nước ép rau càng cua để chữa bệnh viêm kết mạc, người Java dùng “rau trường thọ” này để chữa bệnh sốt rét, giảm tình trạng đau đầu,…
Rau hẹ được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực Việt Nam, xuất hiện trong nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Ngoài khả năng làm tăng hương vị món ăn thì rau hẹ còn như một loại “rau trường thọ” có giá trị dinh dưỡng cao, hỗ trợ chức năng thận, tốt cho phái mạnh và nhiều công dụng khác.
Nhờ hàm lượng cao chất chống viêm, rau hẹ thường được sử dụng để trị viêm, tăng sức đề kháng và ngừa viêm nhiễm phụ khoa cho chị em phụ nữ. Lá hẹ cũng có chứa rất nhiều vitamin có lợi cùng với chất xơ hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế tình trạng đau bụng, đầy hơi, táo bón,… Loại “rau trường thọ” này nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn đề phòng bệnh cảm lạnh, tăng tuần hoàn máu và hạn chế thiếu dương khí.
Tầm bóp là một loại cây chủ yếu mọc hoang khắp các cánh đồng ở Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại “rau trường thọ” này ở vườn nhà, đất trống, chậu trồng cây,… mà không cần tìm mua tốn kém, mất thời gian. Theo Đông y, rau tầm bóp là loại rau có vị chua, tính bình và tác dụng chính là thanh nhiệt, tiêu đờm,… nên được sử dụng như một loại thuốc Nam.
Một nghiên cứu cũng chứng minh rằng rau tầm bóp có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng chống ung thư và nhiều bệnh khác liên quan đến lão hóa và gốc tự do. Ngoài ra, tại Nhật Bản, rau tầm bóp cũng rất quý, được bán với mức giá lên đến 700.000đ/kg tại nhiều siêu thị lớn.
Ở Việt Nam có rất nhiều loại rau tưởng như bình thường nhưng với nhiều quốc gia trên thế giới, đây đều là “rau trường thọ” có nhiều công dụng tốt, trong đó có rau dền. Người Nhật rất thích ăn rau dền và đây là loại “rau trường thọ” được người Nhật sử dụng như một cách nuôi dưỡng cơ thể từ bên trong.
Trong Đông y, rau dền có vị ngọt, tính lạnh và không độc, có chứa nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, bảo vệ dạ dày và ruột, giữ ấm cơ thể, đảm bảo nhu động ruột trơn tru nhằm giảm thiểu táo bón.
Không những vậy, rau dền còn có rất nhiều chất sắt giúp bổ máu, ngừa bệnh thiếu máu, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể. Khi thường xuyên ăn rau dền, bạn sẽ nhận thấy da dẻ hồng hào hơn, đặc biệt là bệnh nhân bị thiếu máu. Không chỉ vậy, rau dền cũng chứa rất nhiều canxi hỗ trợ xương khớp, ngừa bệnh loãng xương và hỗ trợ cơ bắp.
Người Nhật ăn rất nhiều rau xanh và luôn ưu tiên các loại “rau trường thọ” trong chế độ ăn uống, trong đó phải kể đến rau lang. Nếu ở Việt Nam, rau lang có rất ít người ăn thì tại Nhật, rau lang lại được xem là loại rau giàu dinh dưỡng hàng đầu, đặc biệt là vitamin và chất khoáng.
Vitamin B2 được tìm thấy trong rau lang được chứng minh nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang, bên cạnh đó, loại “rau trường thọ” này cũng chứa rất nhiều chất xơ, vitamin B6, vitamin C và chất chống oxy hóa,…
Nếu thường xuyên thêm rau lang vào chế độ ăn uống, bạn sẽ nhận thấy cơ thể có nhiều thay đổi tích cực, nội tạng được thanh lọc sâu, thanh nhiệt và làm mát cơ thể từ bên trong, tốt cho gan, thận và nhiều nội tạng khác.
Các nhà khoa học phát hiện rau dương xỉ có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe như bổ sung vitamin cần thiết, chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể,… Loại “rau trường thọ” này cũng đặc biệt bởi thành phần protein cao, chất béo, carbohydrate, vitamin và chất khoáng dồi dào, hỗ trợ giải độc, chống viêm, giảm viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là 7 loại “rau trường thọ” rất tốt cho sức khỏe mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên thêm các loại rau này vào bữa ăn để tăng cường dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe tốt hơn, đề phòng nhiều bệnh tật không mong muốn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.