Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Toxocara IgG là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm này?

Ngày 08/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh giun đũa chó là một trong những bệnh nhiễm giun sán phổ biến nhất ở người trên toàn thế giới do Toxocara spp gây ra. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về Toxocara và xét nghiệm Toxocara IgG cũng những biện pháp phòng ngừa nhiễm Toxocara, rất hữu ích cho những bạn đang nuôi thú cưng là chó mèo.

Bệnh giun đũa chó mèo do Toxocara là một bệnh nhiễm trùng toàn cầu xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn thế giới, thường xuyên hơn ở các nước đang phát triển. Bệnh có những triệu chứng không đặc hiệu và đôi khi không có triệu chứng. Xét nghiệm Toxocara IgG là một xét nghiệm uy tín để chẩn đoán bệnh giun đũa chó khi có khi nghi ngờ do nhiễm Toxocara. Vậy Toxocara là gì? Khi nào cần xét nghiệm Toxocara IgG? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Giới thiệu về Toxocara

Toxocara là một loài giun đũa ký sinh trên cơ thể chó mèo, thuộc chi Toxocara trong bộ Ascarididea, họ Toxocaridae. Bệnh giun đũa ở chó mèo là chủ yếu do Toxocara canis và Toxocara cati gây ra và có thể khiến chó mèo tăng trưởng chậm, còi cọc; thậm chí là tử vong trong trường hợp nghiêm trọng. Chó và mèo là vật chủ cố định của Toxocara, trong khi con người là vật chủ trung gian hoặc vật chủ ngẫu nhiên. Ký sinh trùng này không thể trưởng thành hoặc sinh sản trong cơ thể con người.

Trứng Toxocara được bài tiết qua phân và phát triển thành trứng truyền nhiễm trong điều kiện thích hợp. Bệnh giun đũa chó mèo ở người phổ biến hơn ở trẻ em và nguyên nhân là do nuốt phải thức ăn bị nhiễm trứng của chó mèo bị nhiễm bệnh, đặc biệt là những người tiếp xúc gần gũi với vật nuôi và không chú ý vệ sinh sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Trứng đã thụ tinh nở trong ruột non và ấu trùng giai đoạn hai đi vào máu từ ruột và chuyển đến gan, tim, phổi, não, mắt và tuần hoàn ngoại biên của con người. Khi ấu trùng đến một động mạch có đường kính mạch máu nhỏ hơn đường kính cơ thể, nó sẽ xuyên qua thành ống và đi vào cơ quan của nó. Sự phát triển của Toxocara trong cơ thể người không vượt quá giai đoạn 2 nên không thể sinh sản và đẻ trứng trong cơ thể người nên xét nghiệm phân người cho kết quả âm tính.

Toxocara là gì? Khi nào cần xét nghiệm Toxocara IgG? 2
Chó mèo là nguồn vật chủ cố định của Toxocara

Xét nghiệm Toxocara IgG là gì?

Chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, ​​tuy nhiên biểu hiện lâm sàng của một số bệnh nhân không điển hình, thiếu độ đặc hiệu nên dễ bị chẩn đoán sai hoặc bỏ sót. Hiện nay, phương pháp kiểm tra chính trong phòng thí nghiệm khi nghi ngờ nhiễm Toxocara là xét nghiệm Toxocara IgG.

Xét nghiệm Toxocara IgG là xét nghiệm phát hiện kháng thể IgG đặc hiệu Toxocara trong huyết thanh bằng kỹ thuật hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme (viết tắt là ELISA). Đây là xét nghiệm chẩn đoán ổn định và đáng tin cậy để phát hiện có nhiễm giun đũa chó mèo Toxocara không. Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp thăm khám lâm sàng và nghi ngờ nhiễm giun chó mèo.

Nhiễm giun Toxocara gây ra những triệu chứng gì?

Thông thường, ở giai đoạn đầu sau khi nhiễm bệnh ở người sẽ không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, chỉ có tăng bạch cầu ái toan dai dẳng, có thể là biểu hiện chính của bệnh. Trước khi đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm Toxocara IgG, bệnh nhân có thể xuất hiện tổn thương niêm mạc ruột và hấp thu các chất chuyển hóa của ký sinh trùng, bệnh nhân có thể gặp phản ứng dị ứng và các triệu chứng về đường tiêu hóa và hô hấp.

Triệu chứng ở mắt

Nếu ấu trùng giun di chuyển đến mắt có thể gây ra:

  • Mất thị lực: Ấu trùng có thể xâm nhập trực tiếp vào mắt thông qua cơ thể mi hoặc động mạch trung tâm võng mạc, trước khi vào mắt, ấu trùng có thể là những nang nằm ở các mô xung quanh. Mức độ suy giảm thị lực có thể khác nhau rất nhiều ở những bệnh nhân khác nhau.
  • Viêm màng bồ đào: Bằng cách xâm lấn trực tiếp vào mô nội nhãn và/hoặc gây ra phản ứng miễn dịch. Ấu trùng xâm nhập vào các mô nội nhãn thường gây ra viêm dịch kính mãn tính và viêm u hạt hoại tử khu trú.
  • Triệu chứng khác: Đôi khi, ấu trùng có thể gây ra mủ dưới màng cứng, viêm đĩa đệm và phù hoàng điểm. Một số bệnh nhân cũng có thể bị viêm võng mạc ngoại biên do ấu trùng ứ đọng trong mạch máu ngoại vi võng mạc; ở một số bệnh nhân, ấu trùng sống vẫn có thể nhìn thấy trong mạch máu võng mạc, gây viêm thần kinh võng mạc, tắc nhánh động mạch võng mạc, viêm củng mạc, viêm giác mạc,...

Triệu chứng toàn thân

Ấu trùng không chỉ xâm lấn các mô ở mắt mà còn xâm lấn đồng thời bất kỳ cơ quan khác. Nếu ấu trùng truyền nhiễm di chuyển từ ruột đến da, gan, phổi, não, cơ,... gây sốt, mệt mỏi, sụt cân, ho, thở rít, gan to, ngứa toàn thân và chi dưới, phát ban và nốt sần,... Cá nhân bệnh nhân có thể có các biểu hiện liên quan đến hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như viêm não, u hạt bạch cầu ái toan ở não, động kinh,... nhưng cũng có nhiều bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng và dấu hiệu toàn thân nào.

Toxocara là gì? Khi nào cần xét nghiệm Toxocara IgG? 3
Toxocara có thể di chuyển đến bất kỳ đâu trong cơ thể

Cách điều trị giun Toxocara

Sau khi xét nghiệm Toxocara IgG dương tính, việc điều trị như thế nào còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Điều trị bằng thuốc

Có ba loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị bệnh giun đũa chó mèo bao gồm:

  • Thuốc tẩy giun: Albendazole và mebendazole;
  • Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc glucocorticoids (thường là prednisone) hay thuốc NSAIDs;
  • Thuốc giảm triệu chứng ngứa, phát ban: Các loại thuốc kháng histamine.

Điều trị bằng phẫu thuật

Những bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc thì biện pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc. Ví dụ như phẫu thuật cắt bỏ dịch kính, phóng quang lazer sẽ được áp dụng ở những bệnh nhân có Toxocara khu trú ở mắt.

Cách phòng ngừa nhiễm giun Toxocara

  • Tẩy giun cho chó: Chó con nên tẩy giun khi chó được 2 tuần tuổi, 4 tuần tuổi và 2 tháng tuổi. Tốt nhất nên dùng thuốc cho chó mẹ đang cho con bú và chó con cùng nhau. Đối với chó trưởng thành, tốt nhất nên tẩy giun định kỳ mỗi quý. Chó con mới mua về phải được cách ly và tẩy giun hai tuần một lần, hai lần liên tiếp.
  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng thức ăn và đồ chơi cho chó mèo, không được tùy tiện cho chó mèo ăn thức ăn sống.
  • Thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại, môi trường sống của chó, mèo, loại bỏ phân chó, mèo kịp thời.
Toxocara là gì? Khi nào cần xét nghiệm Toxocara IgG? 4
Tẩy giun cho chó mèo định kỳ giun hạn chế nhiễm Toxocara

Tóm lại, Toxocara là một loài giun ký sinh cố định trên chó mèo, gây bệnh cho vật nuôi của chúng ta mà còn lây truyền sang người, gây bệnh cho gia chủ như viêm màng bồ đào nếu Toxocara di chuyển đến mắt, sụt cân do Toxocara đã hấp thu hết dinh dưỡng,... Hiện nay, xét nghiệm Toxocara IgG là kỹ thuật được dùng phổ biến để chẩn đoán nhiễm Toxocara.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm