Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Trầm cảm cười là gì? Phương pháp điều trị chứng trầm cảm cười

Ngày 23/10/2022
Kích thước chữ

Một loại rối loạn cảm xúc mà biểu hiện của nó bị bệnh nhân hoàn toàn che giấu đi là chứng trầm cảm cười. Trầm cảm cười là khái niệm mới, được nhiều người tò mò. Vậy điều trị chứng trầm cảm cười như thế nào?

Trầm cảm cười là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của trầm cảm cười? Phương pháp điều trị chứng trầm cảm cười như thế nào? Những câu hỏi bạn thắc mắc sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp ở bài viết dưới đây.

Trầm cảm cười là gì? 

Trầm cảm cười là một trạng thái rối loạn cảm xúc, còn gọi với cái tên trầm cảm không điển hình. Chứng bệnh này khiến người bệnh sống với vỏ bọc hạnh phúc, lạc quan, vui vẻ khi gặp người xung quanh. Nhưng sâu trong nội tâm của họ lại giằng xé, mâu thuẫn, chỉ khi ở một mình họ mới lộ ra cảm xúc chân thật của bản thân. 

Một loại rối loạn cảm xúc mà biểu hiện của nó bị bệnh nhân hoàn toàn che giấu đi là chứng trầm cảm cười. Trầm cảm cười là khái niệm mới, được nhiều người tò mò. Vậy điều trị chứng trầm cảm cười như thế nào? 1
Trầm cảm cười là một dạng của bệnh trầm cảm

Dấu hiệu của trầm cảm cười

Đôi khi ngay cả chính bản thân người bệnh cũng không nhận ra bản thân đang mắc chứng trầm cảm cười. Nếu nhận ra sớm bạn có thể tìm cách điều trị chứng trầm cảm cười cho bản thân cũng như những người thân xung quanh.

Để phát hiện chứng trầm cảm cười, cần quan sát dấu hiệu trầm cảm cười của người bệnh như:

  • Khẩu vị thay đổi thất thường.
  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
  • Thường xuyên có cảm giác tuyệt vọng, tội lỗi.
  • Mất đi hứng thú thường ngày với mọi thứ xung quanh. 
  • Đôi khi chậm chạp, dễ bị kích thích, dễ nổi cáu, lo lắng.

Người mắc trầm cảm cười mang dấu hiệu đặc trưng của chứng trầm cảm. Tuy nhiên họ vẫn có thể giữ một công việc ổn định và cố gắng hòa nhập duy trì một cuộc sống ngoài xã hội với trạng thái lạc quan, tích cực. 

Nguyên nhân của chứng trầm cảm cười

Nguyên nhân trầm cảm cười là biểu hiện của sự giấu bệnh do họ sợ bị người khác biết hoặc đơn giản là việc muốn bảo vệ quyền riêng tư của bản thân khiến họ không sẵn sàng chia sẻ và chấp nhận mình mắc bệnh như:

  • Lo sợ trở thành gánh nặng của người khác.
  • Xấu hổ, yếu đuối.
  • Hay phủ nhận sự thật về tâm trạng của bản thân.
  • Mang chủ nghĩa hoàn hảo (sự cầu toàn về bản thân).
  • Ảo tưởng về hạnh phúc phi thực tế. 

Một nguyên nhân khách quan khác khiến người bệnh mắc chứng trầm cảm cười là do bản thân từng xảy ra sự mất mát lớn hay phải chịu sự phán xét của người khác trong thời gian dài. Khi tìm được nguyên nhân mắc bệnh thì mới dễ tìm giải pháp điều trị chứng trầm cảm cười. 

Phương pháp điều trị chứng trầm cảm cười

Cũng giống như các loại trầm cảm khác, trầm cảm cười hoàn toàn có thể điều trị được thông qua các phương pháp như: 

Trị liệu tâm lý (liệu pháp trò chuyện)

Nếu bạn phát hiện bản thân hay người thân bị trầm cảm cười, hãy tìm đến bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị chứng trầm cảm cười phù hợp với bản thân. 

Đối với bệnh nhân ở mức độ nhẹ, họ có thể bắt đầu trị liệu dưới sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Người mắc chứng trầm cảm cười thường lo sợ về việc mọi người xung quanh biết đến bệnh tình của mình dẫn đến dễ căng thẳng, lo âu và phiền muộn quá mức. 

Do vậy, trị liệu tâm lý giúp bệnh nhân hiểu được suy nghĩ, cảm xúc và giải tỏa kiểm soát sức khỏe tâm lý của bản thân cũng như việc học các kỹ năng đối phó lành mạnh. 

Một loại rối loạn cảm xúc mà biểu hiện của nó bị bệnh nhân hoàn toàn che giấu đi là chứng trầm cảm cười. Trầm cảm cười là khái niệm mới, được nhiều người tò mò. Vậy điều trị chứng trầm cảm cười như thế nào? 2
Chuyên gia tâm lý giúp bệnh nhân ổn định trong quá trình điều trị chứng trầm cảm cười

Có nhiều loại trị liệu tâm lý khác nhau như: 

  • Liệu pháp nhận thức hành vi.
  • Trò chơi liệu pháp: Áp dụng với những bệnh nhân nhỏ tuổi.
  • Trị liệu theo nhóm: Người bệnh sẽ học hỏi được các kỹ năng giúp vượt qua chứng trầm cảm cười, từ đó kiềm chế được cảm xúc của bản thân.
  • Tâm động học.
  • Trị liệu giữa các cá nhân và gia đình: Giữa những người trong gia đình việc chia sẻ cảm xúc sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Bệnh nhân sẽ nhận được sự thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm đến từ người thân của mình. 

Thông qua việc trị liệu tâm lý, chuyên gia tâm lý sẽ giúp bệnh nhân nhận thức quan niệm sai lầm của bản thân, hình thành suy nghĩ đúng đắn và xây dựng hành vi, thói quen tốt.

Sử dụng thuốc

Trường hợp bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng, lựa chọn đầu tiên được dùng đến là thuốc. Bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ và điều trị theo phác đồ đã được định sẵn. Không được tự ý sử dụng thuốc hay lạm dụng các loại thuốc gây ngủ, an thần mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Những thuốc điều trị chứng trầm cảm cười thường được kê đơn có sẵn. Có thể mất vài tuần thuốc mới bắt đầu phát huy tác dụng. Bệnh nhân dùng thuốc điều trị cần phải được thực hiện dưới giám sát của bác sĩ.

Một số loại thuốc điều trị chứng trầm cảm cười thường được sử dụng như: 

  • Thuốc chống trầm cảm: Thường dùng là thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc.
  • Thuốc bổ thần kinh và thuốc tăng cường tuần hoàn não.
  • Thuốc an thần.
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase. 

Xây dựng lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp ích cho việc củng cố tinh thần và sức khỏe. Tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc…sẽ làm cân bằng tâm trạng. Sức khỏe lành mạnh thì tâm lý mới lành mạnh.

  • Tập thể dục giúp ngăn ngừa trầm cảm và điều trị triệu chứng giúp cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng, mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái. Người mắc chứng trầm cảm cười thường không có năng lượng, việc tập thể dục tiêu hao năng lượng nhưng nó bắt buộc cơ thể người bệnh sản sinh năng lượng để bù đắp cho quá trình hoạt động. Nếu bệnh nhân tập yoga có thể giảm ức chế thần kinh trung ương và cải thiện triệu chứng trầm cảm cười.
  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ, stress…là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần thoải mái, năng lượng tràn đầy cho những hoạt động của ngày hôm sau. 
  • Tránh xa những tác nhân gây ra cảm xúc tiêu cực như thuốc lá, caffeine, rượu bia và các chất gây nghiện.
  • Học cách mở lòng với những người xung quanh. Nếu lo sợ trở thành gánh nặng cho gia đình, bệnh nhân nên chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ thật lòng của bản thân với những người đáng tin cậy. Có người lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm là yếu tố giúp bệnh nhân có động lực để vượt qua chứng bệnh này.
  • Thay vì cố gắng tỏ ra bản thân vui vẻ và hoạt bát trước những thứ bản thân không thích, bệnh nhân nên hạn chế những hoạt động không cần thiết để giành thời gian nghỉ ngơi. 
  • Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để cải thiện thể chất, giải tỏa căng thẳng và những phiền muộn gặp phải. 
  • Áp dụng một số cách hỗ trợ như: Liệu pháp mùi hương, thiền định, dùng âm nhạc để trị liệu, đọc sách… Dành thời gian cho hoạt động lành mạnh khác thay vì cứ chìm đắm trong tuyệt vọng và buồn bã. 
  • Tham gia những hoạt động để có nhận thức đúng về giá trị của bản thân, tìm ra mục đích và lý tưởng sống
Một loại rối loạn cảm xúc mà biểu hiện của nó bị bệnh nhân hoàn toàn che giấu đi là chứng trầm cảm cười. Trầm cảm cười là khái niệm mới, được nhiều người tò mò. Vậy điều trị chứng trầm cảm cười như thế nào? 3
Tập thể dục nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm cười

Điều trị chứng trầm cảm cười là điều cần thiết đối với người bệnh. Thời gian điều trị càng sớm, hiệu quả của những phương pháp càng cao. Hy vọng qua bài viết này, bạn nắm được thông tin cần thiết về chủ đề điều trị chứng trầm cảm cười. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Nnhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin về sức khỏe nhé. 

Xem thêm:

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin