Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chúng ta luôn phải đón nhận những bất ngờ đến từ cuộc sống, sẽ có những lúc thăng trầm mà không ai đoán trước được. Vì thế, hãy học cách chấp nhận và chia sẻ tất cả những cảm xúc đó. Đè nén cảm xúc hay ngụy trang cảm xúc sẽ khiến tinh thần mất cân bằng dẫn tới nhiều bệnh lý, trong đó có chứng trầm cảm cười. Vậy dấu hiệu trầm cảm cười là gì?
Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc trầm cảm cười là gì và chỉ ra những đối tượng dễ có dấu hiệu trầm cảm cười nhất, các bạn hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Theo nhà tâm lý học lâm sàng Heidi McKenzie, trầm cảm cười là chứng trầm cảm chức năng cao hay còn gọi là rối loạn trầm cảm kéo dài. Hội chứng này biểu hiện mức độ buồn chán trong thời gian dài, làm người bệnh thay đổi các thói quen ăn, ngủ, nghỉ, thường xuyên mệt mỏi và hoảng loạn.
Người mắc chứng trầm cảm cười thường có xu hướng che dấu cảm xúc của bản thân. Họ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, không muốn làm gì, tâm trạng bên trong thực chất là cực kỳ tồi tệ nhưng vẻ ngoài lại tươi cười, hạnh phúc. Xã hội xung quanh sẽ cho rằng họ luôn có cuộc sống vui vẻ, hoàn hảo.
Hiện nay, trầm cảm cười không được công nhận là một trong những điều kiện của Cẩm nang chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) nhưng đã có thể được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm chủ yếu với những đặc điểm không điển hình.
Một người mắc chứng trầm cảm cười sẽ luôn thể hiện ra bên ngoài sự vui vẻ và hài lòng với mọi thứ. Tuy nhiên, bên trong họ sẽ trải qua các triệu chứng đau khổ của bệnh trầm cảm.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 265 triệu người trên thế giới bị trầm cảm. Bằng những quan sát bằng mắt thường, chúng ta cũng có thể phát hiện ra người bị trầm cảm cười. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ vì họ quá giỏi trong việc che dấu bản thân mình. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của chứng trầm cảm cười:
Người mắc chứng trầm cảm cười có thể xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác, ví dụ như thường xuyên cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày, mất tập trung trong công việc, thiếu năng lượng, không quan tâm chăm chút cho vẻ bề ngoài so với trước đó, dễ cáu gắt và lo lắng. Ngoài ra, khi đã đến mức độ nhất định nào đó, họ sẽ có suy nghĩ tự sát và cuối cùng dẫn đến những hành vi nguy hiểm tới tính mạng.
Tính đến nay, nguyên nhân gây chứng trầm cảm cười vẫn còn nhiều tranh cãi và đa số đều là các giả thuyết. Trong đó, nguyên nhân chính được nhiều người tiếp nhận nhất là sự thiếu hụt các chất dẫn truyền trên não bộ, chủ yếu là serotonin.
Ngoài ra, còn một số các nguyên nhân khác như gene, tâm lý xã hội, môi trường sống… Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ bị trầm cảm cười khi xem xét các nguyên nhân trên:
Ngoài ra, trầm cảm cười là là một yếu tố gợi ý cần phải tầm soát rối loạn lưỡng cực, đây có thể là một giai đoạn rối loạn mà cả bác sĩ và bệnh nhân đều không chú ý tới.
Cũng như nhiều loại trầm cảm khác, trầm cảm cười có thể điều trị được bằng thuốc, tâm lý trị liệu và thay đổi lối sống. Việc chẩn đoán trầm cảm cười rất khó khăn bởi rất ít trong số họ biết mình bị bệnh, từ đó không không tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời khiến bệnh dễ bị nặng lên.
Cũng tương tự như khi gãy tay, bạn không thể nói với cánh tay “hãy lành đi” là chúng sẽ tự động lành lại. Do đó, bạn cũng không thể bắt bản thân không có những cảm xúc tiêu cực nữa. Hãy chia sẻ đi, chia sẻ tất cả những cảm xúc đó với người thân của bạn. Đây không chỉ là cách tốt nhất giúp bạn vượt qua cảm xúc tiêu cực đó mà còn là biện pháp giúp bạn phòng tránh các dấu hiệu trầm cảm cười.
Xem thêm:
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.