Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trầm cảm học đường có nguy hiểm không? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 06/04/2024
Kích thước chữ

Lứa tuổi học đường đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những ảnh hưởng từ bên ngoài. Một trong những vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm gần đây có chính là tình trạng trầm cảm của các bạn học sinh. Vậy trầm cảm học đường là gì và liệu nó có nguy hiểm không?

Trầm cảm là tình trạng rối loạn tâm lý nguy hiểm và rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, chứng bệnh này còn có xu hướng trẻ hóa. Đặc biệt là ở đối tượng học sinh mà cha mẹ vô tình bỏ qua. Vậy trầm cảm ở học sinh là gì? Bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Nhận biết dấu hiệu trầm cảm học đường như thế nào? Hãy để Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Trầm cảm học đường là gì?

Trầm cảm là một trong các rối loạn tâm lý phổ biến nhất trong xã hội hiện tại. Tình trạng này không phân biệt lứa tuổi nên có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó có đối tượng học sinh, gây ra tình trạng trầm cảm học đường. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh trầm cảm là buồn bã, chán nản, suy nghĩ tiêu cực. Lâu dần, người bệnh sẽ bị mất động lực, mất dần hứng thú đối với cuộc sống hiện tại,… Cũng bởi lứa tuổi còn trẻ mà nhiều phụ huynh chưa ý thức được sự nghiêm trọng của bệnh trầm cảm học đường. Điều này khiến bệnh có xu hướng gia tăng nhanh chóng về số lượng và tiến triển nặng hơn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, học sinh, sinh viên phải đối mặt với áp lực học tập, áp lực thi cử dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức. Nếu nỗi lo lắng này xuất hiện trong thời gian dài, trẻ có thể biểu hiện bằng các dấu hiệu trầm cảm đầu tiên.

Trầm cảm học đường có nguy hiểm không? 1
Trầm cảm học đường là tình trạng nguy hiểm ở giới trẻ hiện nay 

Dấu hiệu trầm cảm học đường là gì?

Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp một số dấu hiệu trầm cảm ở học sinh phổ biến nhất mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy. Theo đó, dấu hiệu trầm cảm học đường được chia thành 2 loại chính là:

Dấu hiệu về mặt cảm xúc

Cảm xúc là cách chân thực nhất để trẻ diễn đạt tình trạng tinh thần bất ổn, bao gồm:

  • Tự ti, thường xuyên cảm giác bản thân vô dụng.
  • Cảm thấy tội lỗi nếu làm sai, bị điểm kém.
  • Trở nên tuyệt vọng và không muốn học tập, làm việc.
  • Cáu gắt, khó chịu với bản thân hoặc mọi người xung quanh.
  • Thờ ơ khi xảy ra xung đột với người thân, bạn bè.
  • Có ý nghĩ tự tử hoặc hay nghĩ về cái chết.
  • Bất ngờ khóc lóc và la hét dù không xảy ra vấn đề gì.
  • Ì ạch, kém hứng thú trong học tập, thậm chí là các hoạt động vui chơi ngoại khóa.
  • Mất tập trung, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và hiểu bài.
  • Cực kỳ lo lắng khi nghĩ về thất bại.
  • Dằn vặt trong thời gian dài vì những sai lầm trong quá khứ.
Trầm cảm học đường có nguy hiểm không? 2
Trầm cảm học đường khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn 

Dấu hiệu về hành vi

Ngay cả trong hành vi hàng ngày, trẻ cũng thể hiện ra ngoài những biểu hiện bất thường, bao gồm:

  • Tự tránh xa mọi người xã hội, sợ hãi khi phải giao tiếp với người khác.
  • Nằm ườn, chán nản, mệt mỏi, uể oải, hay ngồi một mình.
  • Bắt đầu sử dụng rượu bia, thuốc lá, thậm chí là ma túy.
  • Rối loạn giấc ngủ, bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Lên kế hoạch tự tử.
  • Ít chú ý đến ngoại hình.
  • Bỏ vệ sinh cá nhân của bản thân.
  • Trốn học, bỏ học, thành tích học tập giảm sút.
  • Rạch tay, tự làm đau cơ thể.
  • Rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Chán ăn, sụt cân nhanh chóng hoặc ăn quá nhiều, tăng cân mất kiểm soát.
  • Giận dữ tột độ, gây ra các hành động bạo lực.
  • Đau nhức người không rõ nguyên nhân,...

Nguyên nhân gây trầm cảm học đường

Bệnh trầm cảm học đường có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các em có thể đã chịu áp lực từ trường học hoặc từ chính gia đình:

Áp lực, căng thẳng từ học tập, thi cử

Học tập, thi cử luôn là áp lực chính đối với học sinh. Không những vậy, việc khối lượng kiến thức nhiều, cạnh tranh khốc liệt, cùng với kỳ vọng quá mức của bố mẹ khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Trầm cảm học đường có nguy hiểm không? 3
Áp lực từ việc học là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm học đường 

Thiếu sự quan tâm từ bố mẹ, người thân hay bạn bè

Trẻ thiếu sự quan tâm, thiếu tình thương của gia đình thường có tỷ lệ trầm cảm học đường cao hơn. Trong khi đó, đây lại là lứa tuổi muốn khám phá thế giới xung quanh. Bố mẹ ít trò chuyện, gia trưởng, áp đặt sẽ tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con.

Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh

Thường xuyên thức khuya, ngủ quá ít, học quá nhiều cũng có thể gây trầm cảm ở học sinh. Ngoài ra, trẻ cũng hoàn toàn có thể bị trầm cảm khi chơi game quá nhiều.

Bạo lực học đường

Ở lứa tuổi học sinh, bạn bè và trường học là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tinh thần và tính cách của trẻ. Bạo lực học đường không chỉ là nỗi ám ảnh với trẻ nhỏ, mà còn là tiền đề cho những dấu hiệu trầm cảm học đường.

Yếu tố tác động từ mạng xã hội

Mạng xã hội phát triển mạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần của trẻ. Đặc biệt là khi lứa tuổi trẻ với tâm lý chưa vững vàng. Lúc này, các em dễ bị xô đẩy bởi các nội dung xấu trên mạng xã hội, gây ra tâm lý bất ổn.

Trầm cảm học đường có nguy hiểm không? 4
Gặp vấn đề về giao tiếp xã hội cũng có thể gây ra trầm cảm ở trẻ 

Cách điều trị trầm cảm học đường

Phát hiện các dấu hiệu trầm cảm học đường càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. Khi phát hiện trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần ngay lập tức can thiệp kịp thời. Trầm cảm ở học sinh thường được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý đến từ bác sĩ và gia đình. Đó là:

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tinh thần thư giãn.
  • Tránh xa chất kích thích.
  • Tập luyện một môn thể dục thể thao để cải thiện tinh thần và sức khỏe tốt hơn.
  • Cha mẹ tránh kỳ vọng quá nhiều hoặc gây áp lực cho con, tăng cường tâm sự giao tiếp với con.
  • Khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi, ngoại khóa để phát triển bản thân.
  • Tìm cho con các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý uy tín, để điều trị triệt để.
Trầm cảm học đường có nguy hiểm không? 5
Cha mẹ cần phát hiện những dấu hiệu trầm cảm và cho trẻ thăm khám kịp thời 

Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã thấy được tầm ảnh hưởng nghiêm trọng của căn bệnh trầm cảm học đường. Hãy quan tâm hơn tới con cái để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin