Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trật khớp vai tái hồi và những điều bạn cần biết 

Ngày 03/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trật khớp vai tái hồi là gì, nguyên nhân, biện pháp và vài nét về phẫu thuật trật khớp vai tái hồi.

Trật khớp vai là tình trạng chấn thương vô cùng phổ biến hiện nay. Chúng không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị dứt điểm có thể dẫn đến trật khớp vai tái hồi. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!

Trật khớp vai tái hồi là gì?

Khớp vai là loại khớp có tầm vận động lớn nhất của cơ thể, chúng có khả năng xoay đến 360 độ. Góp phần khởi phát toàn bộ hoạt động chi trên, đảm bảo được sự khéo léo, linh hoạt trong các vận động hằng ngày như: Cầm, nắm, ném, giữ thăng bằng,...

Trật khớp vai là tình trạng chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo khiến dây chằng bao khớp và sụn viền bị rách. Ngoài ra có thể kèm theo dập, gãy, khuyết xương ổ chảo hoặc là cánh tay.

Sau lần trật đầu tiên, khớp vai có nguy cơ trật đi trật lại nhiều lần khác, gọi là trật khớp vai tái hồi. Theo như nghiên cứu, có tới 90% người bệnh tái trật khớp vai sau lần bị đầu tiên, thường xảy ra lớp người trẻ với độ tuổi từ 18 - 25. Do nhu cầu hoạt động của vai khá nhiều. Tình trạng này kéo dài sẽ gây rách rộng thêm các cấu trúc sụn viền và dây chằng bao khớp, lâu ngày làm khuyết xương, gãy xương, rách gân cơ chóp xoay, khiến cho khớp vai lỏng lẻo, mất chức năng, sức vận động kém, đau vai và khó khăn trong các hoạt động hằng ngày. Đặc biệt là với tư thế giơ tay cao.

Trật khớp vai tái hồi và những điều bạn cần biết 1 Trật khớp vai tái hồi là tình trạng trật khớp xảy ra nhiều lần 

Nguyên nhân gây trật khớp vai tái hồi

Nguyên nhân chính dẫn đến trật khớp vai tái hồi là do không trị liệu dứt điểm trong lần chấn thương đầu tiên, hoặc do những tổn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại vào phần khớp đã từng bị tổn thương.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân dẫn đến trật khớp vai tái hồi khác như:

  • Bất động không đủ thời gian trong lần nắn trật lần đầu tiên.
  • Bong đứt nơi bám của dây chằng ổ chảo cánh tay (Bankart).  Chiếm 52% đến 67% trong trường hợp tái trật.
  • Cơ địa các phần mềm lỏng lẻo cũng sẽ có nguy cơ trật khớp vai tái hồi nhiều hơn.
  • Chấn thương mạnh, không chăm chỉ tập phục hồi chức năng sau khi nắn trật.

Trật khớp vai tái hồi và những điều bạn cần biết 2 Trật khớp vai tái hồi có thể do chấn thương mạnh 

Những người có nguy cơ trật khớp vai tái hồi cao

Những người dưới 21 tuổi từng lệch vai có tới 70 – 90% khả năng mắc trật khớp vai tái hồi. Độ tuổi càng lớn thì xác suất tái phát càng nhỏ. Tuy nhiên, trình trạng sai khớp ở người lớn tuổi lại tiềm ẩn một nguy cơ khác nguy hiểm hơn. Đó là các gân bao quanh khớp ổ chảo được gọi là vòng bít, có vai trò quan trọng trong quá trình vận động trơn tru, nhịp nhàng của chi trên.

Những biện pháp phòng ngừa trật khớp vai tái hồi

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải tình trạng trật khớp vai tái hồi, bạn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp sau:

Luyện tập tăng cường sức mạnh cho vai

  • Điều chỉnh lại các hoạt động hằng ngày: Nếu như nguyên nhân khiến bạn bị trật khớp vai tái hồi là do hoạt động lặp đi lặp lại một động tác thì khuyến nghị của bác sĩ chính là giảm tần suất hoạt động. Điều này tương đối khó khăn với các vận động viên vì họ khó lòng từ bỏ bộ môn thể thao mình yêu thích. Để giải quyết, bạn nên tìm hiểu và luyện tập thêm nhiều kỹ thuật khi chơi thể thao, tránh việc sử dụng một động tác quá nhiều lần, tạo thêm sức nặng cho vai. Ngoài ra có thể bổ sung thêm thuốc bổ sung canxi hoặc các loại thuốc bổ khác để tăng sự khỏe mạnh cho xương khớp. 
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng tính linh hoạt của cơ vai, tốt nhất là tối thiểu 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần. Bạn nên lựa chọn các bài tập vận động phần trên của cơ thể, chẳng hạn như là quần vợt, bơi lội, bóng rổ hoặc bóng chuyền. Phối hợp các bài tập giúp tăng sức mạnh cho cơ vai như tập tạ, xà đơn, dây kéo,… 
Trật khớp vai tái hồi và những điều bạn cần biết 3 Tập thể dục để tăng sự dẻo dai cho khớp vai 

Chú ý bảo vệ vai tối đa

  • Cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày: Cần tránh tối đa những chấn thương vào vùng vai. Nếu chẳng may bị ngã, không được dùng tay hoặc khuỷu tay để chống xuống. Bởi chúng rất dễ khiến cho khớp vai tiếp tục bị trật. Tốt nhất là giữ cho cổ tay và khuỷu tay ở tư thế uốn cong, đồng thời vặn người để tiếp đất bằng một bên hông hoặc mông tránh chấn thương vùng lưng.
  • Mang miếng đệm bảo vệ vai hoặc các loại đồ bảo hộ khác khi chơi thể thao: Những dụng cụ này sẽ giữ cho các khớp của bạn luôn an toàn.
  • Không vội vàng quay lại sân tập khi các chấn thương chưa lành hẳn: Bạn cần tuân thủ đủ khoảng thời gian chữa trị bác sĩ quy định, sau đó quay trở lại các hoạt động hằng ngày và thể thao một cách dần dần. Tránh tình trạng quá vội vàng do các khớp chưa ổn định có khả năng tái trật rất cao.

Trật khớp vai tái hồi và những điều bạn cần biết 4 Dùng đệm bảo vệ vai 

Vài nét về phẫu thuật trật khớp vai tái hồi

Tình trạng trật khớp vai hồi phát thường gặp ở những bệnh nhân đã bị trật khớp vai trước đó. Khiến cho vai sẽ yếu hơn và tăng nguy cơ trật khớp ở những lần chấn thương sau đó. Có thể khắc phục tình trạng này thông qua phẫu thuật. Phương pháp này được chỉ định nếu bác sĩ ghi nhận có vết rách sụn ở ổ khớp vai.

  • Phẫu thuật nội soi khớp: Hiện đang là phương pháp điều trị trật khớp vai tái hồi phổ biến nhất. Sử dụng xâm lấn tối thiểu để sửa chữa các mô mềm ở vai, mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ phẫu thuật sẽ xem xét kỹ càng tình trạng bên trong vai bằng một máy ảnh nhỏ. Sau đó tiến hành các thủ thuật giải quyết thông qua các dụng cụ đặc biệt mỏng và nhỏ như bút chì. 
  • Phẫu thuật mở: Với một vài trường hợp như các gân, dây chằng hoặc là mảnh xương gãy mắc vào khớp thì cần thực hiện phẫu thuật mở do không thể thu nhỏ vai bằng kỹ thuật nội soi.
  • Phẫu thuật phục hồi chức năng: Sau khi phẫu thuật, vai của bạn cần được giữ ở trạng thái bất động trong một thời gian bằng việc băng đeo vải. Khi tháo băng đeo, bạn có thể bắt đầu luyện tập các bài phục hồi dây chằng. Từ đó dần dần cải thiện được phạm vi chuyển động khớp vai, ngăn ngừa tình trạng xuất hiện sẹo khi các dây chằng lành lại và tăng cường sức mạnh cho vai.

Trật khớp vai tái hồi và những điều bạn cần biết 5 Phẫu thuật trật khớp vai tái hồi 

Trên đây chính là vài nét chính về trật khớp vai tái hồi. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động phần vai. Vì vậy hãy đến ngay những địa chỉ khám chữa uy tín để được kiểm tra nhé!

Xem thêm:

Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm