Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nuôi con là cả hành trình vất vả nhưng chỉ cần bé 19 tháng tuổi đạt được các cột mốc sau thì mẹ không cần lo lắng về việc trẻ 19 tháng biết làm gì nhé.
Trẻ 19 tháng tuổi thường bắt đầu phát triển về các yếu tố thể chất, nhận thức và cảm xúc. Vậy trẻ 19 tháng biết làm gì là phát triển bình thường? Liệu con chậm nói hay chậm biết đi hơn các bạn cùng tuổi thì có phải con đang phát triển chậm hay không? Thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau đây.
Trước khi tìm hiểu về vấn đề trẻ 19 tháng biết làm gì thì các bạn hãy tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 19 tháng như thế nào nhé. Vào giai đoạn 19 tháng tuổi, khả năng nhận thức, não bộ và kỹ năng vận động của bé đang bắt đầu phát triển. Các bậc phụ huynh có thể nhận thấy rằng khung xương của con sẽ to hơn và chắc hơn. Trẻ cũng có dấu hiệu thích thú và tò mò khám phá thế giới xung quanh mình.
Đây là thời điểm cha mẹ cần phải chú ý, nhằm đảm bảo cho con có thể khám phá và phát triển thể chất, trí não ở khu vực an toàn. Đồng thời, phụ huynh không nên đè ép, cấm cản con khám phá thế giới bên ngoài mà hãy để con có cơ hội phát triển các kỹ năng của bản thân, từ đó sẽ đánh giá được nhận thức, cảm xúc cũng như khả năng vận động của bé.
Để các bậc cha mẹ có thể hiểu rõ về quá trình phát triển của con ở từng giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn bé 19 tháng tuổi thì mời phụ huynh theo dõi thông tin chia sẻ sau đây.
Trẻ 19 tháng tuổi thường bắt đầu có khả năng nhận thức, cảm nhận những thứ xung quanh mình như cảm nhận âm thanh hay giai điệu bài hát hoặc cảm nhận hình ảnh,… Bởi vậy trẻ nhỏ thường dễ bị thu hút bởi các đồ vật như trống, đàn,...
Ngoài ra, bé cũng có thể nhận ra các món đồ xung quanh đều có tên gọi riêng khi nghe từ người lớn. Vì vậy, khi các mẹ cho bé nghe âm thanh từ đồ vật nào thì hãy nói tên món đồ đó cho bé biết. Não bộ của trẻ sẽ tự ghi nhớ những từ ngữ này. Vậy trẻ 19 tháng biết làm gì nữa không? Bé còn có khả năng học hỏi và nhận biết các bộ phận trên cơ thể, bé cũng có thể chỉ đúng từng bộ phận khi được người khác hỏi. Cho nên khi chơi với trẻ, các mẹ có thể kết hợp cho con nhận biết các đồ vật cơ bản để giúp con phát triển não bộ tốt hơn.
Thông thường trẻ 19 tháng biết làm gì? Bé sẽ biết kỹ năng vận động cơ bản bởi lúc này tay chân của con đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do khả năng phối hợp tay chân với mắt chưa được tốt nên khi vận động con cũng hay té ngã. Dù thế, bé cũng bắt đầu biết tập đứng lên và vịn đẩy xe, hoặc vừa đi vừa kéo đồ chơi. Ngoài ra, trẻ 19 tháng tuổi còn biết làm các điều sau đây:
Hầu như trẻ 19 tháng tuổi sẽ có khả năng nói những từ cơ bản với phát âm bập bẹ và chưa rõ, tùy theo sự phát triển của mỗi đứa trẻ mà có bé sẽ biết nói nhanh, có bé lại nói chậm,… Vì thế mà thời điểm này mẹ hãy cố gắng nói chuyện và giải đáp câu hỏi của con nhé.
Khoa học cũng chứng minh rằng khi bé nghe mẹ nói chuyện, các âm thanh của mẹ sẽ được di chuyển đến nơi đầu tiên ở vùng vỏ não thính giác của bé, sau đó nó sẽ được chuyển tiếp đến vùng não khác có chức năng nhận diện ngôn ngữ. Tiếp đến một phần khác ở não bộ sẽ hoạch định các cử động môi, lưỡi và cổ họng để bé có thể phản hồi lại những gì mẹ nói.
Đây là thời điểm hoàn hảo để các mẹ giúp con tiếp thu những điều bổ ích và mới mẻ. Trẻ cũng học được những từ ngữ và âm thanh, cũng như có khả năng phát âm 2 - 3 từ liền nhau và có thể gọi tên một số người quen thuộc. Giai đoạn này trẻ cũng có thể bắt chước ngôn ngữ nghe được nên bố mẹ cần lưu ý khi giao tiếp trước mặt con. Hoặc có thể cho con tập làm quen với các trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Một vài lời khuyên hữu ích cho mẹ chăm sóc bé 19 tháng tuổi:
Hy vọng qua bài viết này các mẹ có thể biết được trẻ 19 tháng biết làm gì? Bên cạnh đó, các mẹ nên hiểu mỗi đứa trẻ đều có quá trình phát triển khác nhau nên nếu con chưa đạt đến cột mốc phát triển bình thường của một đứa bé 19 tháng tuổi thì mẹ đừng quá lo lắng mà hãy kiên trì dạy bé và thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc tốt hơn để giúp nâng cao khả năng phát triển của con nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...