Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì? Lưu ý khi chăm sóc trẻ

Ngày 29/10/2023
Kích thước chữ

Trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì là một vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm trong thời gian qua. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua các nội dung hữu ích dưới đây.

Hai tuổi đánh dấu một cột mốc phát triển mới của bé, cũng là giai đoạn mà mẹ phải đối mặt với thái độ chống đối và quá khích của con. Vậy trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết nhé!

Các chỉ số cơ bản của trẻ 23 tháng tuổi

Trước khi tìm hiểu trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì, hãy tìm hiểu về các chỉ số cơ bản của trẻ trong giai đoạn này nhé!

Trẻ 23 tháng nặng bao nhiêu kg là bình thường? Theo tiêu chuẩn, chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ 23 tháng tuổi cần đạt mức sau:

Chỉ số cân nặng:

  • Bé trai: 12kg;
  • Bé gái: 11.7kg.

Chỉ số chiều cao:

  • Bé trai: 87cm;
  • Bé gái: 85.6cm.

Nếu con của bạn còn thiếu hụt khá nhiều so với chuẩn này, bạn hãy xem lại chế độ dinh dưỡng cho bé và thay đổi sao cho hợp lý nhé!

Trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì?

Trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì? Giai đoạn này các bé con đã đạt được rất nhiều “thành tựu”, tùy vào tốc độ phát triển của từng bé. Những điều mà bé có thể làm được bao gồm:

Các hoạt động thể chất

Trẻ 23 tháng tuổi có thể tự leo lên và leo xuống cầu thang, thỉnh thoảng cần mẹ nắm tay. Tuy nhiên, mẹ cần phải theo dõi bé sát sao và tuyệt đối không được để bé tự leo cầu thang một mình.

Trẻ có thể tự thay quần áo, cởi ra và mặc vào. Mẹ có thể hướng dẫn để bé làm quen với việc này. 

Bé có thể đi nhón gót chân, xoay nắm cửa, cúi xuống và nâng đồ vật trên sàn,…

23 tháng tuổi, bé cũng có thể tự cầm thìa, nĩa và xúc ăn, mẹ không cần đút cho bé nữa.

Trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì? Lưu ý khi chăm sóc trẻ lên 2 1
Trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì? Trẻ có thể tự thay quần áo, cởi ra và mặc vào

Các hoạt động trí tuệ, kỹ năng

Ở lứa tuổi này, bé đã biết cách xây dựng các mối quan hệ, thích chơi chung với những đứa trẻ khác.

Bé cũng học được cách chia sẻ đồ chơi và đồ ăn cho bố mẹ, anh chị, bạn bè,… Bé đã biết bắt chước hành động của những người xung quanh, vậy nên bố mẹ hãy chú ý đến hành vi và cử chỉ của mình.

Bé biết cách chọc cười thông qua biểu cảm gương mặt, thái độ, thậm chí là các hành động đơn giản.

Bé biết ăn vạ, thường xuyên nhõng nhẽo, cứng đầu, gào khóc, giận dữ,…

Các hoạt động ngôn ngữ

Trẻ 23 tháng tuổi có sự phát triển về mặt ngôn ngữ. Bé biết xưng “con”, “mình”, trả lời “vâng dạ”, “cảm ơn”. Phạm vi từ vựng của bé trên 50 từ.

Trẻ cũng sẽ học và nói được những câu ngắn 3 - 6 từ nên bố mẹ hãy dành nhiều thời gian trò chuyện với bé.

Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để biểu đạt nhu cầu như đói bụng, muốn đi vệ sinh, hay trả lời các câu hỏi đơn giản như tên của bố mẹ, tuổi của bản thân,…

Trẻ 23 tháng tuổi thích nghe đi nghe lại một bài hát hoặc một câu chuyện. Bé thậm chí còn có thể hát những bài đơn giản hoặc lặp lại vài từ trong câu chuyện mình nghe được. Tất nhiên, giọng hát sẽ chưa thật sự rõ ràng.

Các hoạt động ăn uống

Trẻ 23 tháng tuổi về cơ bản đã hình thành được sở thích riêng, có khẩu vị riêng. Bé sẽ bày tỏ sự không hài lòng khi phải ăn những món mình không thích, vậy nên mẹ có thể dựa vào khẩu vị của bé để cải thiện tình trạng biếng ăn.

Trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì? Lưu ý khi chăm sóc trẻ lên 2 2
Trẻ 23 tháng tuổi biết bày tỏ mong muốn của bản thân

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 23 tháng tuổi

Giai đoạn lên 2 được xem là giai đoạn “khủng hoảng” của bé bởi tâm trạng thất thường, dễ nóng giận, cáu bẳn. Vậy nên bên cạnh tìm hiểu trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì thì bạn cũng cần lưu ý một số điều khi chăm sóc bé.

Về ngôn ngữ của trẻ, nếu 23 tháng mà bé chưa biết nói hoặc nói dưới 5 từ thì ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để biết nguyên nhân và khắc phục. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì trên thực tế điều này không hiếm gặp. Rất nhiều đứa trẻ chỉ thực sự bắt đầu trò chuyện khi đi học, việc nói chậm cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Để giúp bé học nói tốt hơn, bố mẹ hãy tăng cường trò chuyện và dạy bé cách phát âm. Trong những trường hợp đặc biệt cần thăm khám bác sĩ nhi khoa để tìm nguyên nhân cụ thể.

  • Trẻ 23 tháng tuổi nhưng có tính cách yên tĩnh, thiếu sự hoạt náo.
  • Trẻ chỉ phát ra tiếng bập bẹ hoặc âm thanh nhỏ.
  • Trẻ bị nhiễm trùng tai thường xuyên.
  • Trẻ không thể tạo ra tất cả các phụ âm.
  • Trẻ không thể lặp lại các từ được hướng dẫn.
  • Trẻ sử dụng cử chỉ để giao tiếp và thường tỏ ra khó hiểu khi được bố mẹ truyền đạt.
  • Gia đình có tiền sử khuyết tật học tập.
Trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì? Lưu ý khi chăm sóc trẻ lên 2 3
Nếu 23 tháng mà bé chưa biết nói hoặc nói dưới 5 từ thì ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ

23 tháng tuổi là giai đoạn trẻ mới biết đi. Giai đoạn này bé sẽ cảm thấy bất an khi không thấy mẹ hoặc người gắn bó thân thiết với bé. Nếu bạn thấy trẻ đột nhiên “dính người” hay trở nên nhạy cảm, dễ khóc nhè thì cũng đừng quá lo lắng.

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 đến từ sự thay đổi trong tính cách bé. Ở lứa tuổi này, bé sẽ có sự phản kháng, sự giận dữ, cáu bẳn với mọi điều không như ý xung quanh,… Ba mẹ sẽ thấy bé rất khó chiều và mệt mỏi, hãy cố gắng và kiên nhẫn cùng bé vượt qua nhé!

Chế độ dinh dưỡng của trẻ 23 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng của trẻ 23 tháng tuổi cần được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn, tạo đà cho trẻ phát triển nhanh hơn. Bên cạnh 3 bữa ăn chính và 1 - 2 bữa ăn phụ, trẻ 23 tháng tuổi vẫn cần được bổ sung 500ml sữa mỗi ngày.

Các nhóm thực phẩm đa dạng từ tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ. Bạn có thể bổ sung thêm hoa quả tươi, rau xanh, nước ép trái cây, sữa chua, bánh quy,… để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và có đủ chất dinh dưỡng cho lứa tuổi này.

Ngoài ra, cũng cần theo dõi giấc ngủ của bé, ngủ đủ giấc, uống đủ nước.

Hy vọng với những chia sẻ trên, các mẹ đã biết trẻ 23 tháng tuổi biết làm những gì. Về cơ bản, trẻ 23 tháng tuổi đã phát triển toàn diện mặt thể chất, vận động, cảm xúc, nhận thức. Đây cũng là thời điểm quan trọng hình thành tính cách của bé, nên cha mẹ hãy chú ý rèn luyện cho con những thói quen tốt như: Thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, đánh răng, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi,... 

Bên cạnh đó, ba mẹ cần tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giúp bảo vệ hàm răng chắc khỏe cho con. Bạn cũng nên lưu ý về vấn đề mọc răng của bé, phát hiện sớm dấu hiệu chậm mọc răng để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin