Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thu Trúc
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm là tình trạng sức khỏe đáng báo động bởi hệ miễn dịch của bé lúc này vẫn còn non yếu, dễ dẫn đến nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, các triệu chứng của cảm cúm thường giống với cảm lạnh, khiến nhiều phụ huynh dễ bị nhầm lẫn.
Cảm cúm là một trong những bệnh lý phổ biến và đáng lo ngại nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ 3 tháng tuổi. Những triệu chứng như sốt cao, ho và sổ mũi có thể khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, làm cho bố mẹ cảm thấy bất an và bối rối. Cùng Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân và các biến chứng khi trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm có thể bị mắc phải trong bài viết dưới đây.
Virus cúm chính là nguyên nhân gây ra bệnh cúm ở trẻ em. Loại virus này được chia thành ba chủng chính bao gồm cúm A, cúm B và cúm C, mỗi chủng đều có những đặc điểm và mức độ nguy hiểm riêng biệt.
Ngoài ra, loại virus cúm này còn có có thể biến đổi về cấu trúc di truyền, tạo ra các chủng mới có khả năng kháng lại hệ miễn dịch đã tồn tại trong cơ thể trước đó và tiếp tục gây bệnh cho trẻ. Tại Việt Nam, các loại virus cúm phổ biến nhất là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B. Cơ chế biến đổi cấu trúc của virus cúm được phân thành hai nhóm chính:
Những biến đổi này của virus cúm khiến cho việc phòng ngừa và điều trị trở nên phức tạp, đòi hỏi sự cảnh giác và cập nhật thường xuyên từ phía y tế và cộng đồng.
Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm là tình trạng khi virus cúm xâm nhập vào các đường hô hấp như mũi và cổ họng. Vì đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, nên trẻ rất dễ bị lây nhiễm cảm cúm thông qua việc tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh. Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm thường xuất hiện các triệu chứng như sau:
Ngay khi quan sát thấy bé xuất hiện một trong những triệu chứng trên, bố mẹ nên cho bé điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Đồng thời, mẹ cần áp dụng chế độ chăm sóc phù hợp để bé mau chóng phục hồi.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị mắc cảm cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Theo ước tính, trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời có thể trải qua 8 - 10 đợt bị bệnh cúm. Tần suất mắc cảm cúm sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn. Mặc dù hầu hết các trường hợp cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường lành tính và không gây nguy hiểm, nhưng các số liệu thực tế đã cho thấy rằng khi trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc các biến chứng sau:
Cảm cúm thường được xem như một căn bệnh vặt vãnh ở trẻ nhỏ, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, việc trang bị kiến thức về căn bệnh này đóng vai trò vô cùng quan trọng để cha mẹ có thể chăm sóc và điều trị kịp thời cho bé.
Tóm lại, trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm là tình trạng thường gặp và có thể tự khỏi sau 1-2 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan với tình trạng này. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chẳng hạn như sốt cao kéo dài, khó thở, chảy mủ tai hoặc tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra với bé.
Hệ miễn dịch của trẻ 3 tháng tuổi còn rất non yếu, dễ bị virus cúm tấn công qua tiếp xúc với người bệnh, môi trường ô nhiễm hoặc thời tiết thay đổi. Cảm cúm ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp lâu dài. Dù vắc xin phòng cúm chỉ tiêm được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nhưng bố mẹ và người thân có thể tiêm vắc xin phòng cúm sớm để tạo "hàng rào miễn dịch", bảo vệ bé khỏi nguy cơ lây nhiễm.
Hãy đến ngay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng cúm an toàn, chính hãng. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và dịch vụ chăm sóc tận tình, chúng tôi giúp gia đình bạn chủ động bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Xem thêm: Cúm B triệu chứng nhận biết thế nào và cách phòng ngừa?
Bác sĩNguyễn Thị Nhung
Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.