Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Cúm B triệu chứng nhận biết thế nào và cách phòng ngừa?

Ngày 27/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mỗi năm, số ca mắc cúm B chiếm gần 1/4 tổng số ca cúm mùa. Nhận diện sớm các cúm B triệu chứng giúp người bệnh tìm được giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Hãy để Nhà thuốc Long Châu cung cấp cho bạn thông tin về cúm B triệu chứng và những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Cúm B là một trong những chủng virus cúm phổ biến thường gây bệnh vào mùa Đông Xuân. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của cúm B không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Tìm hiểu ngay qua những thông tin dưới đây nhé!

Bệnh cúm B là gì?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus Influenza gây ra, tấn công hệ hô hấp qua mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, bệnh cúm sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những người có nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền và người suy giảm miễn dịch.

Bệnh cúm thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa, lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc và rất dễ lây từ người này sang người khác, tạo thành dịch trong cộng đồng. Trong lịch sử, thế giới đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm nguy hiểm cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Cúm B là một dạng của virus cúm, cũng có khả năng tạo thành dịch bệnh theo mùa và có thể lây truyền quanh năm.

Virus cúm B chỉ lây truyền từ người sang người và không lây qua động vật như cúm A. Triệu chứng cúm B thường nhẹ hơn và ít nguy hiểm hơn so với cúm A. Cả hai loại cúm này có thể kết hợp và gây nên bệnh cúm mùa hàng năm.

Chủng cúm tuýp B chỉ gây bệnh cúm thông thường, không gây đại dịch. Dù không phổ biến như cúm A và ít có khả năng gây dịch, cúm do virus cúm B có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đối với những người có hệ miễn dịch yếu và bệnh lý nền mạn tính:

  • Phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào nếu mắc cúm có thể sinh non hoặc sảy thai.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính về chuyển hóa, tim, phổi, thận.
  • Người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não và suy hô hấp.
Cúm B triệu chứng nhận biết thế nào và cách phòng ngừa? 1
Virus cúm B lây từ người sang người

Triệu chứng thường gặp khi mắc cúm B

Cúm B triệu chứng thường nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh thông thường. Nhận diện sớm các dấu hiệu cúm B giúp ngăn chặn virus phát triển mạnh và tìm được phương pháp điều trị tốt nhất. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: Sốt, ớn lạnh, ho, sổ mũi, hắt hơi, nhức mỏi cơ thể, mệt mỏi.

Bệnh cúm B triệu chứng hô hấp thường không điển hình và thường bị nhầm lẫn với viêm long đường hô hấp. Điều này có thể khiến bạn nhầm lẫn cúm B với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, cần dựa vào các triệu chứng khác để chẩn đoán bệnh và gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.

Ngoài các triệu chứng toàn thân và hô hấp, người bị cúm B có thể gặp một số vấn đề tiêu hóa như:

  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa nhiều (đặc biệt ở trẻ em);
  • Đau bụng, tiêu chảy;
  • Chán ăn, ăn không ngon.
Cúm B triệu chứng nhận biết thế nào và cách phòng ngừa? 2
Ho, sốt, sổ mũi là những triệu chứng thường gặp do cúm B

Cúm B và những biến chứng thường gặp

Dựa vào những triệu chứng đã nêu trên, chúng ta hoàn toàn có thể thấy cúm B là bệnh lành tính. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra một số biến chứng sau nếu không được điều trị đúng cách:

  • Viêm phổi tiên phát: Dấu hiệu thường gặp là cao kéo dài không giảm khi dùng thuốc hạ sốt, khó thở, ho có đờm, da tái, chân tay run, suy hô hấp và suy tuần hoàn.
  • Viêm phổi thứ phát: Thường xảy ra ở những bệnh nhân có sức đề kháng yếu. Sau khi hạ sốt khoảng 2 đến 3 ngày, người bệnh lại sốt cao trở lại, kèm theo đau tức ngực, cơ thể suy kiệt, rất mệt mỏi và khó chịu.

Ngoài ra, khi mắc bệnh cúm, các bệnh nền của bệnh nhân cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không được xử trí kịp thời và điều trị theo đúng phác đồ, bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Biến chứng về tim mạch: Bao gồm viêm cơ tim và suy tuần hoàn.
  • Biến chứng về thần kinh: Như viêm não và viêm đa dây thần kinh.
  • Biến chứng ở trẻ sơ sinh: Gồm viêm tai, viêm xương chũm và nhiễm độc thần kinh.
  • Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Cúm B có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi, như dị tật thai nhi và nguy cơ sảy thai.
Cúm B triệu chứng nhận biết thế nào và cách phòng ngừa? 3
Cúm B có thể gây ra biến chứng viêm phổi tiên phát

Phác đồ điều trị cúm B hiện nay như thế nào?

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm B, do đó, bệnh nhân cúm B được điều trị triệu chứng và chăm sóc để tăng cường sức đề kháng và thể lực, hạn chế bệnh trở nặng và gây biến chứng. Trong một số trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh để điều trị bội nhiễm.

  • Thuốc hạ sốt và giảm đau: Ibuprofen, Acetaminophen (ví dụ như Tylenol) giúp các cúm B triệu chứng sốt và nhức mỏi cơ.
  • Thuốc kháng virus: Được sử dụng để rút ngắn quá trình điều trị, thường áp dụng cho những đối tượng nguy cơ cao như người già. Tuy nhiên, thuốc kháng virus không có khả năng tiêu diệt virus cúm và chỉ hiệu quả khi sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Một số thuốc kháng virus thường được khuyên dùng gồm: Rapivab (peramivir), Relenza (zanamivir), Tamiflu (oseltamivir phosphate), Xofluza (baloxavir marboxil).

Ngoài ra, một số biện pháp khác hỗ trợ điều trị cúm B như:

  • Uống nhiều nước.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
  • Bổ sung vitamin A, B, C, D, E giúp tăng cường miễn dịch và sức đề kháng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Giữ không gian sống sạch sẽ và thoáng mát để hạn chế lây nhiễm.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm là biện pháp chủ động và hiệu quả để phòng ngừa cúm.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm B

Để phòng ngừa bệnh cúm B, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh xa đám đông và tiếp xúc gần với người mắc bệnh: Tránh tiếp xúc gần với người có dấu hiệu nghi nhiễm cúm như sốt, ho, sổ mũi.
  • Che mũi và miệng khi ho: Đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng.
  • Rửa tay thường xuyên: Sử dụng xà phòng và hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
  • Vệ sinh không gian sống và làm việc: Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt đồ vật.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Xây dựng lối sống khoa học, chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm: Đây là biện pháp bảo vệ cơ thể hiệu quả nhất.
Cúm B triệu chứng nhận biết thế nào và cách phòng ngừa? 4
Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm là cần thiết

Mặc dù cúm B triệu chứng tuy không quá nghiêm trọng nhưng nó có thể gây biến chứng nếu điều trị quá muộn. Hãy chia sẻ bài viết tới người thân, bạn bè để mọi người cùng tham khảo nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin