Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ ăn dặm bị táo bón là tình trạng thường gặp, nếu không biết cách điều trị và phòng ngừa đúng cách sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên các bậc phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này.
Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không ít trường hợp trẻ ăn dặm bị táo bón. Táo bón không chỉ khiến trẻ khó chịu, nếu kéo dài còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân gây táo bón ở trẻ ăn dặm và cách để giúp con trẻ xử lý kịp thời nhé!
Trẻ ăn dặm bị táo bón thường bắt đầu từ giai đoạn chuyển sang chế độ ăn đặc, một số nguyên nhân gây táo bón ở trẻ ăn dặm như sau:
Khi mới chuyển sang ăn đặc, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi kịp, dẫn tới tình trạng táo bón. Hệ tiêu hóa cần thời gian để làm việc “cật lực” hơn và làm quen với loại thức ăn mới, hoàn toàn khác với sữa mẹ.
Trẻ ăn dặm bị táo bón có thể do không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nước giúp phân mềm và dễ rời khỏi ruột. Vậy nên ngược lại khi thiếu nước thì phân khô và khó để đào thải ra ngoài, gây táo bón.
Sự căng thẳng, lo lắng hoặc thay đổi môi trường cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón.
Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm từ những tháng thứ 4, thứ 5 thì cũng rất dễ bị táo bón. Bởi lúc này hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện và gặp nhiều khó khăn hơn khi phải tiêu hoá thức ăn đặc.
Uống sữa công thức sai cách cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Nếu bố mẹ pha quá nhiều nước hoặc ít nước đều làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất và hoạt động hệ tiêu hoá của con. Một số mẹ còn vô tình cho thêm nước ép hoa quả, rau củ vào sữa, gây nên những hậu quả xấu trên đường tiêu hoá của trẻ.
Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 1 - 3 tuổi chỉ nên dung nạp đối đa 13g protein trong ngày. Nếu ăn quá nhiều đạm sẽ tạo áp lực lớn lên hệ tiêu hoá, gây ra tình trạng táo bón.
Trẻ trong độ tuổi ăn dặm nếu thụ động hay ít vận động sẽ làm ruột hoạt động kém hơn, dẫn đến tình trạng táo bón.
Nếu trẻ ăn dặm bị táo bón kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn có nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ nguy hiểm như:
Táo bón rất dễ xảy ra ở trẻ nếu bố mẹ không chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng ngay từ đầu. Để giải quyết tình trạng táo bón khi trẻ đang ăn dặm, bố mẹ nên:
Hướng dẫn massage bụng giảm táo bón cho trẻ sơ sinh: Mẹ dùng hai tay xoa tản từ vùng bụng giữa đều ra hai bên mép bụng và theo chiều từ ngực xuống. Sau đó, lần lượt đi nhẹ nhàng ngón tay vòng quanh bụng và ấn nhẹ toàn bộ lòng bàn tay xuống, để kích thích ruột tăng cường hoạt động.
Để phòng tránh tình trạng táo bón và giúp cả bố mẹ và con có hành trình ăn dặm vui khoẻ, các bậc phụ huynh cần nhớ:
Bắt đầu cho con ăn dặm theo cột mốc khuyến cáo từ bác sĩ, thường là ở 6 tháng tuổi. Trước độ tuổi này, ăn dặm chỉ là một cách để trẻ làm quen với thức ăn và sữa mẹ vẫn là một nguồn dinh dưỡng chính.
Bố mẹ nên cho trẻ làm quen với 1 loại thức ăn trong 3 ngày, sau đó chuyển sang loại thực phẩm khác. Điều này giúp bố mẹ xác định được một số loại thực phẩm gây dị ứng cho con (nếu có).
Chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa trong ngày và tăng dần tần suất ăn dặm khi bé đã thích nghi với chế độ ăn dặm. Thông thường trẻ từ 7 - 9 tháng tuổi có thể tăng lên 2 bữa ăn dặm trong ngày, trẻ 9 - 12 tháng tuổi có thể ăn 3 bữa ăn chính và 1 - 2 bữa phụ trong ngày.
Nên chọn lựa nguồn thực phẩm đảm bảo tươi, ngon và giàu dinh dưỡng cho con, cân bằng với các nhóm chất, bao gồm rau củ quả, thịt gà, thịt heo, thịt bò, ngũ cốc,...
Cuối cùng, bố mẹ đừng quên cho bé uống nước nhiều hơn khi ăn dặm. Bổ sung nước ép trái cây hay các loại súp phù hợp cũng là cách để đảm bảo đủ nước cho cơ thể trẻ.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức nuôi dạy con hữu ích cho các bậc phụ huynh. Đặc biệt là nguyên nhân và cách để xử trí, phòng ngừa tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón. Táo bón rất phổ biến và là nguyên nhân cản trở hành trình phát triển toàn diện của con, vì thế ngay từ khi bắt đầu cho con ăn dặm, bố mẹ cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống và vận động hợp lý cho con nhé!
Xem thêm:
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.