Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ đau bụng buồn nôn có thể là một dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, khi trẻ có biểu hiện này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám chuyên khoa và can thiệp y tế kịp thời.
Trẻ đau bụng buồn nôn là một dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý từ mức độ nhẹ như rối loạn tiêu hóa… đến các bệnh lý gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh về 4 căn bệnh phổ biến ở trẻ có liên quan đến triệu chứng đau bụng buồn nôn.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng sức khỏe rất dễ phát hiện ra, bởi biểu hiện của bệnh thường xuất hiện ngay sau khi trẻ ăn hoặc uống phải loại thực phẩm bị nhiễm độc. Trẻ bị ngộ độc thường cảm thấy buồn nôn và bị nôn trớ ngay sau đó. Kèm theo đó là trẻ bị đau bụng và tiêu chảy nhiều lần.
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường sẽ rất nghiêm trọng, bởi lúc này cơ thể của trẻ dễ bị tổn thương. Đối với trường hợp bị ngộ độc thực phẩm khiến trẻ đau bụng buồn nôn và đi ngoài nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất nước, thậm chí là sốc nhiễm khuẩn. Chính vì thế, cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý đến những dấu hiệu điển hình cảnh báo trẻ bị mất nước như sốt cao, khô môi, khô miệng, khát nước, mắt trũng và thở nhanh. Vậy cách xử trí khi trẻ đau bụng buồn nôn do ngộ độc thực phẩm như thế nào?
Theo đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm thì cha mẹ cần tìm chính xác món ăn gây ra tình trạng này và không cho trẻ ăn các món đó nữa.
Cha mẹ cần bù nước và điện giải bằng cách cho trẻ uống nước có pha oresol. Bởi tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của bé. Nguyên tắc cho bé uống oresol là uống từ từ và không cho uống quá nhiều cùng lúc. Đồng thời, trong thời gian trẻ bị bệnh thì nên cho con ăn những thực phẩm lành tính. Chẳng hạn như cháo loãng thịt lạc với khoai tây, bí đỏ hoặc cà rốt. Đây là những thực phẩm giúp giảm bớt sự trầm trọng của tình trạng mất nước và có khả năng tạo khuôn cho phân.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy vào lúc này. Bởi trong nhiều trường hợp, việc uống thuốc cầm tiêu chảy chính là tác nhân càng khiến cho vi khuẩn cũng như độc tố từ thực phẩm có thể sẽ lưu lại lâu hơn trong hệ tiêu hoá của trẻ, khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu.
Nhiễm giun đường ruột là một tình trạng sức khỏe mà trẻ nào cũng có thể gặp. Các triệu chứng điển hình thường gặp của chứng nhiễm giun đường ruột là:
Để cải thiện và đẩy lùi các triệu chứng đau bụng buồn nôn ở trẻ do bị nhiễm giun thì cha mẹ cần có thực hiện phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh nhiễm giun hữu hiệu, cụ thể là:
Nguyên nhân cơ bản nhất khiến trẻ em bị viêm dạ dày là do nhiễm khuẩn HP. Đây là một trong số ít các loại vi khuẩn có thể tồn tại trọng niêm mạc dạ dày của con người. Chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho hệ tiêu hoá và điển hình là chứng viêm dạ dày - tá tràng.
Dạ dày của trẻ em thường sẽ yếu hơn so với người lớn, đồng thời niêm mạc dạ dày của trẻ cũng dễ bị kích ứng hơn. Do đó, khi mắc phải bệnh lý này, trẻ sẽ thường xuyên bị đau bụng bất thường và tái đi tái lại nhiều lần. Trẻ thường thấy đau ở phía trên rốn hoặc xung quanh vùng rốn.
Điều trị bằng thuốc là cách xử trí đối với bệnh viêm dạ dày ở trẻ em do vi khuẩn HP gây ra. Kèm theo đó, cha mẹ cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Tắc ruột non là hiện tượng xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ ruột non bị tắc nghẽn. Điều này khiến cho thức ăn không đi vào đường tiêu hoá được.
Các nguyên nhân thường gặp có thể gây tắc ruột non ở trẻ em là trẻ mắc bệnh viêm ruột,bị nhiễm trùng hoặc mô sẹo từ lần phẫu thuật trước.
Ngoài ra, hiện tượng trẻ đau bụng buồn nôn, nôn trớ nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng sức khoẻ khác như nhịp tim tăng cao, sốt, mất nước, táo bón nặng…
Do đó, nếu thấy trẻ xuất hiện cùng lúc những dấu hiệu trên, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám và có thể đưa ra các chỉ định như tiêm thuốc đường tĩnh mạch và dùng thuốc để giảm nôn trớ.
Trên đây là những bệnh lý phổ biến ở trẻ mà cha mẹ cần biết khi thấy trẻ đau bụng buồn nôn. Đồng thời, phụ huynh cũng cần hiểu rõ về từng bệnh, nắm được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và hướng xử trí để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bé sau này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.