Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ phải làm sao?

Ngày 27/04/2023
Kích thước chữ

Trẻ hay khóc đêm, gắt ngủ có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó nhiều mẹ quan tâm câu hỏi trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trẻ hay quấy khóc, cáu gắt dẫn đến thiếu ngủ là vấn đề nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Nhiều thông tin cũng cho rằng trẻ hay khóc đêm là do dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, vì vậy mà nhiều bố mẹ quan tâm, thắc mắc liệu trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Hãy để Nhà thuốc Long Châu “gỡ rối" cùng các bậc phụ huynh qua những thông tin sau đây nhé!

Giải đáp thắc mắc: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn 1 - 3 tuổi thường xuyên quấy khóc, gắt ngủ, giật mình giữa đêm… Nguyên nhân một phần do cấu trúc não bộ đang trong quá trình hoàn thiện, điều này là bình thường. Tuy nhiên, nếu bố mẹ quan sát thấy con thường xuyên khóc đêm, mệt mỏi, hay ốm vặt thì rất có thể là cơ thể đang thiếu chất, cần được quan tâm chăm sóc kịp thời.

Trẻ thiếu sắt

Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ hay khóc đêm, khó ngủ. Khi cơ thể không đủ sắt, lượng oxy mà máu có thể cung cấp đến tế bào não cũng suy giảm, dẫn đến việc trẻ mệt mỏi, tập trung kém, khó ngủ và rối loạn ăn uống.

Bên cạnh việc hay quấy khóc vào ban đêm, cơ thể trẻ thiếu sắt cũng xuất hiện những triệu chứng như:

  • Da dẻ xanh xao, nhất là ở bàn tay bàn chân.
  • Suy giảm trí nhớ và tập trung kém.
  • Thường xuyên ngủ gật vào ban ngày, kể cả khi đang chơi đùa.
  • Rối loạn ăn uống (lười ăn, có thể chỉ thích ăn đồ ngọt, sụt cân,...).
  • Mệt mỏi, mắt lúc nào cũng lờ đờ, không thích vận động nhiều.

Trong trường hợp trẻ thiếu sắt, mẹ có thể tăng cường bổ sung các sản phẩm từ đậu nành, thịt bò và cá,... vào bữa ăn cho con.

Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ phải làm sao?  1
Nếu trẻ hay khóc đêm thì thiếu chất gì? Rất có thể do thiếu sắt

Trẻ thiếu kẽm

Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Theo thống kê ở Việt Nam, có đến 25 - 40% trường hợp trẻ hay quấy khóc vào ban đêm và do thiếu kẽm. Trường hợp trẻ thiếu kẽm thường kèm theo những biểu hiện như:

  • Rụng tóc theo vành khăn.
  • Móng tay, móng chân mọc chậm.
  • Biếng ăn, ăn không ngon miệng khiến cơ thể có nguy cơ suy dinh dưỡng.
  • Rối loạn tiêu hoá.

Những trường hợp trẻ dưới 12 tháng tuổi thiếu kẽm, sữa mẹ là nguồn bổ sung an toàn nhất. Với trẻ trên 12 tháng tuổi, khi thiếu kẽm mẹ có thể tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như hàu sữa, thịt bò, tôm đồng,... vào bữa ăn hằng ngày của con.

Trẻ thiếu canxi

Canxi là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển ở trẻ nhỏ. Thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng xương kém phát triển, trẻ còi cọc và đau nhức tay chân. Ngoài ra, khi bị thiếu canxi cũng thường khó ngủ sâu giấc vào ban đêm, dễ bị giật mình tỉnh giấc, quấy khóc, ngủ không yên giấc,...

Khi có các dấu hiệu thiếu hụt canxi ở trẻ, bố mẹ nên tăng cường bổ sung các loại hải sản hàu sữa, phô mát, sữa chua,... vào thực đơn hàng ngày.

Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ phải làm sao?  2
Trẻ khóc đêm có thể do thiếu canxi, mẹ cần tăng cường bổ sung cho con

Trẻ thiếu đạm (protein)

Thiếu hụt chất đạm sẽ dẫn đến tình trạng trẻ khó tập trung, ngủ kém và thường xuyên quấy khóc. Mẹ có thể quan sát để xác định tình trạng thiếu chất đạm ở trẻ qua một số biểu hiện sau:

  • Ăn nhiều hơn bình thường, luôn có cảm giác thèm ăn nhưng lại thiếu năng lượng, mệt mỏi uể oải.
  • Giảm sự tập trung và kém linh hoạt, trẻ phản ứng chậm hơn trong hoạt động thường ngày.
  • Móng tay xuất hiện những dải trắng, dễ gãy và mọc chậm hơn.
  • Thường xuyên giật mình khi ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Protein có nhiều trong các loại thịt, cá, đậu và hạt. Mẹ có thể tăng cường bổ sung nguồn đạm tốt cho trẻ qua các loại thực phẩm như hạnh nhân, yến mạch, các loại cá, thịt bò,...

Thiếu hụt magie

Magie là một trong những khoáng chất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ quan trong cơ thể, nhất là não bộ. Vai trò của magie với giấc ngủ cũng không kém phần quan trọng, khoáng chất này giúp làm tăng nồng độ GABA, điều hoà nhịp sinh học của cơ thể.

Khi được bổ sung đầy đủ magie, tinh thần sẽ thoải mái và trẻ cũng dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài việc gây mất ngủ, thiếu magie sẽ dẫn đến khó thở, nhịp tim không ổn định hay các vấn đề về da. Vì vậy mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ magie trong chế độ ăn cho trẻ, từ các nguồn thực phẩm như rau bina, ngũ cốc và gạo lứt,...

Trẻ khóc đêm vì thiếu chất gì? Một số loại vitamin cần thiết khác

Vitamin là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của cơ thể con người. Vitamin được phân thành nhiều loại khác nhau như vitamin A, B, C, D, E và K, mỗi loại có chức năng và tác dụng khác nhau trong cơ thể. Trẻ thiếu hụt một số nhóm vitamin sau đây cũng rất dễ cáu gắt và quấy khóc vào ban đêm:

Vitamin D đóng vai trò quyết định trong việc hấp thu canxi cho cơ thể. Vì vậy, thiếu vitamin D sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi, một trong số các nguyên nhân khiến trẻ hay khóc về đêm và khó ngủ. Đây cũng là lý do mà bố mẹ cần thường xuyên cho con tắm nắng sáng sớm cũng như tăng cường bổ sung sữa, đậu, các loại hạt vào chế độ dinh dưỡng của con.

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu sắt của cơ thể, giúp hỗ trợ hoạt động của các tế bào thần kinh và giấc ngủ. Một số nguồn vitamin C tự nhiên mẹ có thể bổ sung cho trẻ bao gồm cà chua, cam, dâu tây, kiwi, súp lơ,...

Vitamin B12 giúp điều hòa giấc ngủ. Vì thế nếu thiếu vitamin này, trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị giật mình, gắt ngủ. Trong trường hợp này, mẹ có thể cho con ăn thêm nhiều thịt, cá, trứng sữa,...

Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ phải làm sao?  3
Trẻ hay khóc đêm dẫn đến mất ngủ, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sự phát triển của con

Làm gì khi con hay khóc đêm?

Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì, các bậc phụ huynh cần chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cho con. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể kết hợp chương trình vận động phù hợp cho con, để hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động của các loại vitamin, dưỡng chất, giúp con ngủ ngon, ăn khoẻ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý vệ sinh giấc ngủ của con, rèn con đi ngủ và thức giấc đúng giờ, hạn chế ngủ ngày quá nhiều, giường ngủ sắp xếp thoải mái và êm ái hơn. Những thói quen này sẽ giúp con có giấc ngủ sâu hơn, dễ đi vào giấc ngủ và hạn chế thức giấc quấy khóc giữa đêm.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Nếu tình trạng trẻ thường xuyên la hét, quấy khóc và giật mình giữa giấc ngủ, kéo dài và lặp lại thì mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ. Bởi hệ thần kinh của trẻ còn non yếu, khó để chống lại những tác nhân gây hại. Đặc biệt là tình trạng quấy khóc này còn kèm theo nóng sốt, rụng tóc, ăn uống kém, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược,...

Nhà thuốc Long Châu tin rằng qua những thông tin trên đây, bạn đã có thể tự trả lời cho mình câu hỏi trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì. Từ đây, bố mẹ có thể bổ sung kiến thức chăm sóc con trẻ tốt hơn, nhất là trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, để tránh việc thiếu chất dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin