Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng bé tăng cân đột ngột có phải sổ sữa không? Trẻ sơ sinh bao lâu thì sổ sữa? Sổ sữa kéo dài bao lâu? Nếu bé tăng cân chậm hoặc không tăng cân, ba mẹ có thể làm gì để giúp bé tăng cân nhanh? Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé.
Đối với trẻ sơ sinh, việc theo dõi cân nặng của bé đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khoẻ của trẻ. Tuy nhiên, mỗi em bé sẽ có giai đoạn tăng cân khác nhau. Có trẻ sẽ tăng nhanh hoặc chậm hoặc thậm chí không tăng. Ba mẹ nào cũng mong con mình lớn nhanh, tăng cân đều đặn và xem việc sổ sữa là cột mốc phát triển tốt của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bao lâu thì sổ sữa?
Sổ sữa là tình trạng trong một thời gian ngắn từ khi mới sinh đến khoảng 6 tháng tuổi, bé tăng cân nhanh đột ngột. Sau khoảng thời gian này, cân nặng sẽ tăng tương đối chậm, chiều cao phát triển, giúp thân hình bé trở nên thon gọn và cân đối hơn.
Tình trạng tăng cân do sổ sữa này của bé khi bé dưới 1 tuổi là bình thường. Khi bé lớn dần và sau 2 tuổi, nếu tình trạng này vẫn kéo dài thì có thể trẻ đang mắc phải tình trạng thừa cân, béo phì. Ba mẹ cần lưu ý cân nặng của bé ở giai đoạn này để có thể kịp thời can thiệp và có biện pháp xử lý vì béo phì ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến những hệ luỵ không mong muốn.
Khi trẻ sơ sinh sổ sữa, dấu hiệu để ba mẹ có thể nhận biết cụ thể như sau:
Vậy tóm lại, trẻ sơ sinh bao lâu thì sổ sữa? Bé sẽ bắt đầu sổ sữa trong khoảng từ khi bé sinh ra đến khi được 6 tháng tuổi và sẽ giảm dần khi bé 2 tuổi.
Mỗi em bé sẽ có tốc độ phát triển riêng biệt, có bé sẽ tăng nhanh trong những tháng đầu hoặc cũng có những bé không tăng nhiều cân. Ba mẹ cần hiểu thế nào là tăng cân chậm và không tăng cân để có những can thiệp kịp thời, giúp bé có thể phát triển đầy đủ, khoẻ mạnh và toàn diện.
Tăng cân chậm hay sổ sữa chậm là cân nặng của bé vẫn tăng đều đặn nhưng tăng ít, một số yếu tố biểu hiện điều này là trong 2 tuần đầu sau khi sinh, cân nặng của bé có thể giảm 10% so với lúc mới sinh nhưng sẽ nhanh chóng tăng lại và tăng đều trong thời gian bú sữa mẹ. Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu tiên, mỗi ngày bé tăng ít nhất 30 gam. Trong 3 đến 6 tháng sau, mỗi ngày bé sẽ tăng ít nhất 20 gam.
Tình trạng trẻ không tăng cân hoặc tăng dưới mức quy định là một dấu hiệu đáng lo ngại. Sau 2 tuần đầu sau khi sinh, cân nặng lúc mới sinh của bé không tăng lại, tốc độ tăng trưởng chung cả về cân nặng, chiều cao, chu vi vòng đầu,... giảm đáng kể. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mắc vấn đề về tim mạch, còi xương, suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch suy giảm, thiếu năng lượng, cơ yếu,...
Tình trạng không tăng cân của trẻ do khá nhiều nguyên nhân như: Không dung nạp lactose, bé bú sai cách như bé không mút được sữa, số lần bú trong ngày ít, mẹ không đủ sữa cho bé, sinh non.
Giấc ngủ: Ngủ đủ giấc được xem là điều kiện tiên quyết giúp bé phát triển trong 1 năm đầu. Thường khi mới sinh, trẻ sẽ ngủ từ 16 đến 18 tiếng và khi bé lớn dần thì thời gian ngủ sẽ giảm dần. Bé thiếu ngủ ngoài việc quấy khóc, khó chịu mà còn có thể khiến cơ thể trẻ thiếu hụt hormone tăng trưởng GH,... Vì vậy mẹ hãy cân chỉnh đồng hồ sinh học mới, tăng vận động ban ngày và giảm các hoạt động ban đêm để bé nhận biết, làm quen với nhịp sinh học mới, ngủ đủ và tăng cân đều.
Bú sữa đúng và đủ cữ: dòng sữa đầu của bé chứa nhiều kháng thể và nước, chất béo có nhiều trong dòng sữa cuối. Vì vậy mẹ nên cho bé bú đủ cữ, tránh đổi bên ngực giữa chừng.
Khuyến khích bé vận động: bố mẹ hãy tăng cường các hoạt động, vui chơi với bé như bò, trườn, lật,… Các hoạt động này giúp bé sử dụng năng lượng nhiều hơn, nhanh đói và nhanh đòi bú hơn
Massage cho bé: Massage hằng ngày cho bé giúp bé thư giãn, ngủ ngon giấc hơn, từ đó kích thichs sự phát triển của cơ thể và thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động khoẻ.
Tập ăn dặm: Bố mẹ nên áp dụng chăm sóc trẻ sơ sinh bằng việc cho ăn dặm nhưng nên bắt đầu khi bé đã đủ và hơn 6 tháng, vì giai đoạn này hệ tiêu hoá của bé đã phát triển đầy đủ. Bé tập ăn dặm phải tuân thủ quy tắc ăn từ ít đến nhiều, loãng đến đặc, không gia vị,...
Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài sẽ giúp các bố mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh bao lâu thì sổ sữa và có cho mình phương pháp để giúp bé sổ sữa. Bên cạnh đó, các mẹ hãy tích cực thêm các thực phẩm lợi sữa vào chế độ ăn để có thể đảm bảo lượng sữa cho bé nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.