Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không?

Ngày 09/10/2023
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa, đặc biệt là những trường hợp lần đầu làm mẹ. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý khi con bị nấc cụt trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!

Nấc hay nấc cụt là phản xạ tự nhiên thường gặp ở trẻ sơ sinh do sự co thắt đột ngột của cơ hoành. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó có cả các bệnh lý gây ra. Vậy trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? Khi trẻ bị nấc mẹ nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp hết những thắc mắc để hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị nấc cụt

Trước khi giải đáp thắc mắc "trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú hay không", mẹ cần hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng nấc ở trẻ sơ sinh. Về cơ bản, nấc cụt thường xuất hiện do co thắt cơ hoành, khiến nắp thanh quản bị đóng đột ngột. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ bú bình. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cơ hoành bị kích thích như:

  • Bú sai cách: Cho bé bú không đúng tư thế có thể làm bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày, kích thích cơ hoành và khiến hình thành tiếng nấc.
  • Cho bé bú quá no: Việc cho bé bú quá no cũng có thể làm căng và làm đầy dạ dày, gây kích thích cơ hoành dẫn đến nấc cụt.
  • Cấu tạo dạ dày của bé: Dạ dày của trẻ sơ sinh thường nằm ngang và nông, dễ bị kích thích. Vì vậy, chỉ cần bé bú quá nhiều hoặc hít nhiều không khí một chút cũng sẽ gây ra phản xạ nấc cụt sau bú.
tre-so-sinh-bi-nac-co-nen-cho-bu-khong-3.jpg
Cho bé bú quá no cũng sẽ khiến trẻ sơ sinh dễ bị nấc cụt

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nấc cụt cũng có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe khác nhau như trào ngược dạ dày, nhiễm lạnh, hen suyễn, dị ứng hoặc tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không?

Vậy trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? Trong trường hợp này, việc cho bé bú có thể hỗ trợ quá trình giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện đúng tư thế để tránh làm tăng nguy cơ nấc lại. Hãy bế bé theo tư thế thẳng đứng để bé không nuốt phải hơi nhiều. Thường thì, hiện tượng nấc ở trẻ sơ sinh có thể tự giải quyết và không đòi hỏi can thiệp đặc biệt.

tre-so-sinh-bi-nac-co-nen-cho-bu-khong-4.jpg
Việc cho bé bú có thể hỗ trợ làm giảm cơn nấc cụt

Tuy nhiên, nếu sau khi bé bú, nấc vẫn xảy ra, mẹ nên cân nhắc không tiếp tục cho bé bú ngay lúc đó để tránh nguy cơ bé nôn trớ hoặc sặc sữa. Thay vào đó, mẹ có thể vỗ nhẹ lưng bé hoặc cho bé uống một ít nước (nếu bé trên 6 tháng tuổi) để giúp bé xử lý tình trạng nấc.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt?

Ngoài vấn đề trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không, việc mẹ nên làm gì khi trẻ bị nấc cụt cũng được nhiều người quan tâm. Nhìn chung, hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường không gây hại và ít gây khó chịu cho bé. Tuy nhiên, có một số cách mẹ có thể thử để làm giảm nhẹ các cơn nấc cụt của trẻ như:

  • Cho bé có khoảng nghỉ để ợ hơi: Điều này sẽ giúp bé giúp loại bỏ khí dư thừa trong dạ dày. Nếu bé bú bình, hãy vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi 60 - 90 ml sữa. Đối với bé bú sữa mẹ, cũng nên cho bé ợ hơi sau khi chuyển vú.
  • Dùng núm vú giả: Khi bé tự xuất hiện nấc cụt, mẹ có thể cho bé thử ngậm núm vú giả để giúp bé thư giãn cơ hoành và ngăn chặn nấc cụt.
  • Massage lưng cho bé: Mẹ có thể thực hiện massage lưng nhẹ nhàng cho bé sau khi bú. Bằng cách đặt bé nằm nghiêng và xoa nhẹ lưng bé theo chuyển động tròn hoặc để bé nằm trên người mẹ và massage lưng để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và giảm nấc cụt.
  • Nấc cụt tự dừng lại: Nấc cụt thường tự dừng lại và không gây khó chịu cho bé. Nếu bé không bị khó chịu, mẹ có thể đợi cho đến khi nấc cụt tự hết.
tre-so-sinh-bi-nac-co-nen-cho-bu-khong-1.png
Nấc cụt thường tự hết sau khoảng vài phút và không gây khó chịu cho bé

Tuy nhiên, nếu nấc cụt không ngừng và không giảm đi sau một thời gian, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, bởi nấc cụt cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Làm thế nào để hạn chế những cơn nấc cụt ở trẻ sơ sinh?

Trên thực tế, rất khó để ngăn ngừa hoàn toàn những cơn nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp bé giảm bớt các cơn nấc cụt của con như:

  • Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ với thời gian ngắn hơn thay vì nhồi nhét cho bé ăn một lần. Điều này giúp giảm nguy cơ nấc cụt.
  • Tránh cho bé ăn khi bé quá đói hoặc quá no. Đừng chờ đợi đến khi bé đói đến mức trở nên quấy khóc và bực bội trước khi bắt đầu bú.
  • Sau khi cho bé ăn, hạn chế các hoạt động nặng và mạnh với bé như nảy lên hoặc xuống hoặc chơi trò chơi cần nhiều năng lượng.
  • Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong 20 đến 30 phút sau mỗi bữa ăn.
  • Đảm bảo nhiệt độ không khí trong phòng ổn định để bé không bị lạnh. Khi tắm bé, hãy chú ý đến nhiệt độ nước tắm để không tạo sự chênh lệch quá lớn với nhiệt độ phòng.

Nấc cụt là hiện tượng khá phổ biến, thường không nguy hiểm và có thể tự biến mất ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy sốt ruột thì có thể áp dụng các biện pháp khắc phục để làm giảm nhẹ cơn nấc cụt cho bé. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp mẹ giải đáp được cho thắc mắc trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không và nhiều thông tin hữu ích nhé!

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ, mẹ phải làm sao?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin