Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp có sao không?

Ngày 16/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng suy hô hấp ở trẻ em là tình trạng trẻ gặp vấn đề khó khăn trong việc trao đổi khí. Các tác nhân làm cản trở đường thở sẽ làm cho trẻ khó thở, thở yếu hoặc không thở được, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như sự phát triển của trẻ. 

Suy hô hấp thường gặp ở trẻ sinh non chưa đủ tháng, phổi chưa trưởng thành hoặc các biến chứng sâu đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, tiểu phế quản. Nếu bé sinh càng non thì nguy cơ này càng tăng và càng nguy hiểm. 

Có thể nói đây là một triệu chứng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, do đó, cần được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.  

Diễn biến suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Các bậc phụ huynh cần phải theo dõi các mức độ suy hô hấp của trẻ sơ sinh và kết hợp với chỉ số Silverman để có những biện pháp an toàn cho bé.

Các mức độ suy hô hấp:

  • Từ 0 – 5 giờ sau sinh: Trẻ hô hấp bình thường.
  • Từ 5 – 10 giờ: Đây là khoảng thời gian trẻ bắt đầu có những biểu hiện suy hô hấp như thở gấp, rối loạn khí trong máu.
  • Từ 10 – 24 giờ: Có những hiện tượng suy kiệt, nhịp thở chậm đi, rối loạn chuyển hóa và toan máu nặng.
  • Sau 24 giờ: Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời trẻ có nguy cơ bị tử vong.

Với các mức độ suy hô hấp ở trên, các bậc phụ huynh nên lưu ý và theo dõi trẻ em kỹ ở giai đoạn 5 giờ sau sinh để cung cấp oxy cho bé nếu bé có các dấu hiệu của suy hô hấp, nếu cung cấp oxy càng sớm, nguy cơ tử vong càng giảm. 

Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp có sao không? 1

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có diễn biến khó lường

Biến chứng của suy hô hấp ở trẻ em

Hội chứng suy hô hấp ở trẻ em gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Về lâu về dài, hội chứng này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé sau này. Trong trường hợp trẻ không được điều trị kịp thời thì có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. 

Một số biến chứng không mong muốn từ hội chứng suy hô hấp ở trẻ em có thể kể đến như: 

  • Đối với tim: Không khí xung quanh bị ứ đọng, máu bị nhiễm trùng, tạo nên các khối huyết trong cơ thể, tụt huyết áp.
  • Đối với phổi: Tích tụ không khí xung quanh phổi, viêm phổi, chảy máu phối và bệnh phổi mạn tính.
  • Đối với não: Xuất huyết não, trẻ bị chậm phát triển, chậm lớn, giảm trí tuệ, thiếu oxy não hoặc mất thị lực.
  • Đối với các cơ quan khác: Khó phát triển, và các chức năng của các cơ quan hoạt động kém hiệu quả. 

Các di chứng của suy hô hấp cũng tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của trẻ em. Do đó, các biến chứng ở mỗi trẻ em sẽ không giống nhau. Nếu suy hô hấp ở mức độ nhẹ và có biện pháp cứu chữa kịp thời và điều trị đúng cách thì sẽ không gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sau.  

Biểu hiện của bệnh suy hô hấp cấp

Sau khi sinh được vài phút hoặc vài giờ, trẻ có thể xuất hiện hội chứng suy hô hấp mà không tìm thấy nguyên nhân với các biểu hiện như khó thở, nhịp thở nhanh trên 60 lần/phút. Các khoang liên sườn, hõm trên ức, co kéo, toàn thân tím tái, cánh mũi phập phồng. 

Nếu kịp thời phát hiện và điều trị thì sau khoảng 72 giờ các triệu chứng sẽ giảm dần và trẻ sẽ qua cơn nguy kịch. Nếu rơi vào trường hợp nặng như có các dấu hiệu tím tái, khó thở tăng lên, huyết áp hạ, thân nhiệt hạ, trẻ có thể tử vong sau vài giờ. 

Tuy nhiên khi trẻ được cứu sống, sau khi khỏi bệnh có thể sẽ có một số di chứng như xuất huyết não, hạ đường huyết, thiếu oxy não,...

Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp có sao không? 2

Khi trẻ bị suy hô hấp cấp, huyết áp hạ, nhịp thở nhanh

Một số lưu ý để phòng tránh bệnh suy hô hấp

Đây là một căn bệnh có nhiều chứng nguy hiểm cho tính mạng của trẻ em và phương pháp điều trị cũng vô cùng khó khăn và tốn kém. Do đó, việc lưu ý một số điều để phòng tránh căn bệnh này là rất cần thiết. Một số lưu ý như:

  • Vệ sinh thân thể, tay chân sạch sẽ cho bé.
  • Đảm bảo phòng có nhiệt độ thích hợp và thông thoáng, sạch sẽ, có ánh sáng mặt trời chiếu vào.
  • Đối với bé vừa sinh, nên cho bú sữa mẹ sớm nhất để tăng cường hệ miễn dịch cho bé. 
  • Tuân thủ tiêm chủng đầy đủ cho bé theo chỉ thị của bác sĩ.
  • Thường xuyên theo dõi trẻ có dấu hiệu bất thường về vấn đề hô hấp.
  • Thường xuyên hút đờm, thức ăn trong họng, cho bé mặc quần áo rộng rãi, bế bé ở tư thế đầu hơi ngửa cổ để bé dễ thở hơn.
  • Cung cấp một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, dụng cụ ăn uống cần đảm bảo vệ sinh.
  • Tránh các thực phẩm chứa đường gây tăng khí CO2, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của bé. 

Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp có sao không? 3

Nên cho bé bú sớm để tăng cường hệ miễn dịch

Trên đây là những thông tin liên quan đến hội chứng suy hô hấp của trẻ và giúp các bậc phụ huynh đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “trẻ sơ sinh bị suy hô hấp có sao không?” thông qua các biến chứng của suy hô hấp. Bên cạnh những lưu ý ở bài viết trên, cha mẹ cần tham khảo thêm các bài giảng chuyên khoa về suy hô hấp ở trẻ em và tham khảo lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa để trang bị đầy đủ kiến thức giúp bé phòng tránh hoặc có những biện pháp kịp thời. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm