Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ bị đi ngoài lỏng là điều bình thường. Nhưng nếu trẻ đi ngoài lỏng quá nhiều trong một ngày thì có nguy hiểm không? "Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy không và cách khắc phục tình trạng này như thế nào?" là thắc mắc của nhiều bà mẹ có con nhỏ.
Về cơ bản, trẻ sơ sinh chỉ uống sữa nên phân của bé thường sẽ có nhiều nước và mềm hơn so với người lớn. Nhưng nếu trẻ sơ sinh đi phân lỏng do bệnh lý như tiêu chảy chẳng hạn, việc phát hiện và điều trị trễ có thể khiến trẻ gặp biến chứng, gây nguy hiểm tính mạng. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy không và biện pháp xử lý thích hợp.
Trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài ra phân su khi vừa mới chào đời, trong khoảng 2 - 3 ngày đầu. Loại phân này thường có màu đen hoặc xanh đen, không mùi, sệt, dính.
Sau khi bú sữa mẹ vài ngày, trẻ sơ sinh sẽ đi phân lỏng có màu vàng hoặc hơi xanh, có thể có mùi hơi chua hoặc có những hạt trắng lợn cợn. Vậy, hiện tượng trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy không? Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ đi ngoài lỏng trung bình khoảng 5 - 6 lần/ngày trong tháng đầu tiên là điều hoàn toàn bình thường, không phải hiện tượng tiêu chảy.
Khi trẻ bú sữa công thức, phân của trẻ thường có màu xanh lá cây nâu hoặc vàng nâu, đặc hơn nhưng nhão như bơ đậu và nặng mùi hơn so với phân của trẻ bú mẹ. Trong 6 tuần đầu sau sinh, trẻ bú sữa công thức thường đi ngoài từ 2 - 4 lần/ngày.
Do trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng là điều bình thường nên khi trẻ bị tiêu chảy, nhiều bà mẹ bối rối vì không phân biệt được. Vậy làm sao nhận biết trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy không? Thực tế, nếu trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể nhận ra dựa theo những dấu hiệu sau đây:
Cơ thể trẻ sẽ bị mất nước với các triệu chứng:
Khi trẻ bi tiêu chảy ở thể nhẹ, trẻ có thể được điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu phụ huynh chưa thực sự hiểu rõ về bệnh mà đã có những phương pháp điều trị không đúng, khiến bệnh ngày càng nặng hơn, đặc biệt là tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh.
Biến chứng nguy hiểm nhất của tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là mất nước. Nếu không bù nước kịp thời, trẻ bị mất nước có thể suy kiệt gây trụy mạch, suy thận cấp và gây tử vong. Tiêu chảy còn là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
Suy dinh dưỡng và tiêu chảy liên quan với nhau, ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tiêu hóa của trẻ dẫn đến trẻ dần trở nên biếng ăn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng giảm đi, ảnh hưởng đến sự phát triển về vóc dáng và trí tuệ của trẻ.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, trong đó các nguyên nhân chủ yếu gồm:
Để biết chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy, phụ huynh cần đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó có hướng điều trị phù hợp cho trẻ.
Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, gây mất nước nghiêm trọng, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Còn trường hợp trẻ chỉ bị mất nước nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc trẻ tại nhà như sau:
Đối với trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần ghi nhớ nguyên tắc quan trọng nhất là phải bù nước cho trẻ. Để cung cấp đủ lượng nước và điện giải cần thiết cho cơ thể trẻ, mẹ cần cho trẻ bú sữa nhiều hơn, tránh tình trạng mất nước dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Do ở giai đoạn sơ sinh, phần lớn trẻ thường bú sữa mẹ, do đó mẹ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn của hàng ngày của mẹ. Nên hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có gas,… Tất cả điều trên sẽ giúp sữa mẹ có giá trị dinh dưỡng cao hơn, nhờ đó trẻ được hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.
Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày do tiêu chảy sẽ khiến trẻ khó chịu. Vì vậy, mẹ cần thay tã cho trẻ thường xuyên để mông của trẻ luôn khô, sạch, tránh bị hăm tã.
Bên cạnh đó, sau khi thay tã cho trẻ hoặc sau khi tiếp xúc, dọn dẹp chất nôn của trẻ, cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng. Cần xử lý tã và chất nôn gọn gàng, hợp vệ sinh. Dụng cụ, đồ dùng của trẻ cũng cần phải được rửa sạch sẽ, gây ra tình trạng tái nhiễm cho trẻ và tránh lây lan mầm bệnh cho người khác.
Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu sau cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất:
Tóm lại, nếu cha mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy không thì nên theo dõi kỹ các dấu hiệu khác như đã đề cập trong bài để xác định tình trạng của trẻ và kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý tới dấu hiệu mất nước ở trẻ để có biện pháp xử lý sớm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.