Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do nguyên nhân nào?

Ngày 15/10/2022
Kích thước chữ

Hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình rất hay gặp. Có thể các bà mẹ mới lần đầu nuôi con còn cảm thấy bỡ ngỡ. Hiện tượng này chắc chắn sẽ khiến cha mẹ bất an, khó ngủ. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách trị cho trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình như thế nào nhé!

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình thông thường không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng xảy ra liên tục sẽ khiến trẻ ngủ không ngon. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới việc trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình? Nếu bạn quan tâm có thể theo dõi tiếp bài viết dưới đây để giải tỏa thắc mắc.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình 

Tiếng thở khò khè của trẻ sơ sinh là do âm thanh phát ra ở cổ họng trẻ bị tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ từ phía tiểu phế quản và phế quản. Do có sự tắc nghẽn nên xảy ra sự ngăn cản dòng khí lưu thông. Vì vậy đó chính là yếu tố khiến cho trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình-1 Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Có thể do trong cổ họng trẻ có đờm, cơ thể trẻ tăng tiết dịch nên khiến bé dễ bị sặc sữa khi bú mẹ. Bởi vì trẻ quá nhỏ không biết khạc như người lớn nên bị vướng ở cổ sẽ gây ra khò khè. Khi bị vướng ở cổ bé thấy không được thoải mái nên hay vặn mình.

Cảm lạnh cũng là nguyên nhân thường gặp ở trẻ sơ sinh dẫn tới bị sổ mũi làm trẻ bị nghẹt mũi do dịch nhầy làm bít tắc đường di chuyển của không khí. Vì vậy việc hít thở trở của trẻ trở nên khó khăn, dẫn tới khò khè và vặn mình liên tục.

Nguyên nhân khác có thể do trẻ bị sặc sữa lên mũi nhưng không biết cách xử lý vì vậy sữa bị giữ lại mũi. Vì vậy dẫn tới hiện tượng viêm mũi, tiết dịch nhầy, làm bít tắc đường thở của bé nên khiến bé khó thở và thở khò khè. Hoặc cũng có thể do hệ thống hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ thở khó khăn và tạo ra tiếng khò khè.

Nguyên nhân khác quan trọng hơn cha mẹ cần chú ý có thể do bé sơ sinh đang mắc phải một số căn bệnh như viêm amidan, hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,… Vì vậy dẫn tới tăng tiết dịch đờm ở cổ họng, nên bé có triệu chứng thở khò khè, khó thở và trở mình.

Nếu như trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, đỏ mặt nhưng sẽ hết sau vài phút, nhưng trẻ vẫn ăn ngủ tốt thì chỉ là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Nếu như cha mẹ thấy có những biểu hiện như khó ngủ, mất ngủ, sốt cao, ho và thở khò khè tăng nặng về đêm có nôn ói và chậm tăng cân thì có thể là dấu hiệu bệnh lý. Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám cho trẻ.

Cách xử lý cho trẻ sơ sinh thở khò khè hay vặn mình

Hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình không đáng lo ngại nếu trẻ vẫn ăn ngủ tốt. Các mẹ có thể thực hiện một số cách làm sau để giúp trẻ dễ thở hơn không còn tình trạng khò khè.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình-2 Có thể vỗ long đờm giúp trẻ giảm thở khò khè
  • Nên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối ấm cách này giúp hạn chế tăng tiết dịch nhầy, sạch mầm bệnh tạo cho mũi thông thoáng trẻ dễ thở. Tuy nhiên, nên rửa mũi đúng cách tránh gây sặc cho trẻ. Nên cho trẻ nằm nghiêng sau đó nhỏ nước mũi vào rồi làm ngược lại với bên kia.
  • Nên thực hiện cách vỗ long đờm sau khi cho trẻ uống nước ấm như vậy bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu thời tiết lạnh nên giữ ấm cho trẻ.
  • Có thể dùng tinh dầu bạc hà cho vào đèn xông tinh dầu trong phòng trẻ hoặc thoa vào gối, chăn, giúp bé thở dễ dàng hơn. Tuyệt đối không bôi trực tiếp tinh dầu lên mũi trẻ.
  • Với bé sơ sinh, mẹ cần cho con bú đúng tư thế để tránh ọc sữa và khò khè. Mẹ nên ngồi cho con bú, đặt đầu bé cao hơn chút so với dạ dày, đồng thời cho bé hơi nằm nghiêng vào bên trong, tránh nằm bằng hoặc úp hẳn vào người mẹ.
  • Nếu như các triệu chứng khò khè càng nặng hơn, bé gầy sút, bỏ ăn, ngủ kém kèm theo ho nhiều, sốt cao thì mẹ hãy cho con tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị hiệu quả. 

Điều trị trẻ sơ sinh hết vặn mình và thở khò khè

Nếu như tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè diễn biến lâu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn tới suy hô hấp, sụt cân… Khi trẻ không có biểu hiện nặng thì nên áp dụng những cách trị cho trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình sau:

Dùng lá trầu không đem hơ nóng lên đắp cho trẻ

Lá trầu không có khả năng kháng viêm sát khuẩn ngoài da cho trẻ đồng thời có tác dụng giữ ấm rất tốt. Chỉ cần lấy vài lá trầu không hơ nóng trên bếp than sau đó đắp lên những vùng da bụng và da lưng của trẻ. Cách hơ nóng và đắp lá trầu không lên người của trẻ sơ sinh sẽ giảm thở khò khè, hết khóc đêm, đồng thời lại trị được vặn mình một cách hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình-3 Dùng lá trầu không để chữa thở khò khè cho trẻ

Trị vặn mình cho trẻ bằng chanh và lòng trắng trứng gà

Phương pháp này được cho là có hiệu quả sau 2 - 3 ngày áp dụng. Nên làm trước khi bé ngủ khoảng 2 - 3 tiếng là giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Chỉ cần lấy lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt chanh tạo thành hỗn hợp sệt và bôi lên vùng lưng và khắp người trẻ. Để hỗn hợp trên da khoảng 10 phút sau đó tắm cho trẻ bằng nước ấm là hoàn tất.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình-4 Dùng chanh và lòng trắng trứng gà để chữa vặn mình cho trẻ

Những chú ý khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

  • Khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình mà có những dấu hiệu chuyển nặng thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Nếu như trẻ vặn mình trong nhiều ngày hoặc trẻ chậm tăng cân, rụng tóc thì đó là những dấu hiệu nặng. Dấu hiệu này cho thấy trẻ thiếu canxi hoặc vitamin D, một số nguyên tố vi lượng khác vì thế có thể là nguyên nhân khiến trẻ hay vặn mình.
  • Khi đưa trẻ đi khám bác sĩ sẽ bổ sung lượng canxi cần thiết cho trẻ. Việc chỉ định như thế nào do bác sĩ quyết định, mẹ không nên tự bổ sung vì bổ sung không đúng trẻ cũng không hấp thụ được vào cơ thể. Bổ sung nhiều canxi có thể gây hại cho trẻ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, giảm lượng hấp thụ những nguyên tố vi lượng khác.
  • Nên cho trẻ tắm nắng lúc sáng sớm để trẻ hấp thu vitamin D tự nhiên, việc làm này giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Nên tắm nắng vào khung giờ trước 9h sáng hoặc sau 5h chiều. Nếu là mùa đông tránh để trẻ bị lạnh.
  • Không nên quá kiêng cữ theo quan niệm dân gian tránh nắng gió khiến trẻ không hấp thụ được canxi dẫn tới hiện tượng vặn mình, rướn mình, khóc đỏ au mắt…

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé đang gặp vấn đề về sức khỏe. Nếu trẻ vẫn ăn ngủ tốt thì không đáng lo ngại, nếu trẻ sốt, biếng ăn và tăng nặng triệu chứng nên cho trẻ đi khám ngay. Hy vọng với những thông tin có thể giúp mẹ hiểu thêm về bệnh và biết cách trị cho trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình một cách tốt nhất.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin