Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tim mạch là một vấn đề sức khỏe phổ biến tuy nhiên rất nguy hiểm bởi nó có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc trang bị kiến thức về triệu chứng bệnh tim mạch sẽ giúp bạn phòng ngừa và phát hiện sớm, từ đó kịp thời ngăn chặn những yếu tố nguy hiểm đe dọa tính mạng bản thân liên quan đến tim mạch.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu triệu chứng bệnh tim mạch và các nguy cơ có thể xảy ra. Đồng thời, đưa ra lời khuyên hữu ích giúp bạn phòng ngừa bệnh lý liên quan đến tim mạch. Hãy cùng chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân thông qua bài viết về các triệu chứng bệnh tim mạch.
Các bệnh lý liên quan đến tim mạch như bệnh van tim, bệnh động mạch chủ, suy tim, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh động mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim và bệnh cơ tim,... có thể được gọi chung là bệnh tim mạch (CVD).
Các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim mạch bao gồm: Hút thuốc, uống rượu bia quá mức, đái tháo đường, béo phì, thiếu hoạt động thể chất và chế độ ăn uống không lành mạnh. Những yếu tố này phần lớn liên quan đến thói quen sinh hoạt, làm việc, ăn uống và hoàn toàn có thể điều chỉnh để phòng ngừa bệnh tim mạch.
Khó thở có thể xảy ra khi gắng sức và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Đôi khi, người bệnh không thể nằm mà phải ngồi để thở, nguyên nhân do chức năng bơm máu của tim không đủ để nuôi dưỡng cơ thể.
Đau tức ngực do bệnh tim là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu cơ tim. Người bệnh có cảm giác bị đè nặng, tức ở ngực trái hoặc vùng trên rốn. Có thể cảm nhận được cơn đau thắt ngực lan lên cằm, vai hoặc sau lưng. Những biểu hiện này thường xảy ra theo chu kỳ, khi người bệnh gắng sức hoặc bị căng thẳng và sẽ giảm khi nghỉ ngơi. Các cơn đau thắt ngực thường kéo dài khoảng 5 - 10 phút và có xu hướng lặp lại.
Người bệnh nên nghỉ ngơi hoàn toàn và đến ngay cơ sở y tế nếu gặp phải cơn đau ngực kéo dài, vì đây có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau các hoạt động thường ngày, thậm chí ngay sau khi thức dậy, có thể đây là dấu hiệu của thiếu máu đến não, tim và phổi.
Suy tim khiến máu không được bơm đầy đủ đi nuôi cơ thể, đồng thời gây ứ máu ở phổi gây ho kéo dài và dai dẳng cho người bệnh, đặc biệt khi ở tư thế nằm. Ho cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị suy tim như thuốc ức chế men chuyển.
Buồn nôn và chán ăn có thể do nhiều bệnh lý khác nhau, nhưng cũng là triệu chứng bệnh tim mạch. Người bệnh cảm thấy no, tức bụng do máu bị ứ lại ở gan và các cơ quan tiêu hóa, làm giảm chức năng của chúng, dẫn đến chán ăn, buồn nôn.
Hiện tượng này xảy ra do tim phải đập nhanh hơn để bù lại sự suy giảm chức năng bơm máu. Người bệnh có thể cảm thấy hồi hộp, nhịp tim đập nhanh như tiếng trống trong ngực.
Triệu chứng này thường bị bỏ qua do dễ nhầm lẫn với căng thẳng thông thường. Tuy nhiên, khi kết hợp với tình trạng thở nhanh, đổ mồ hôi lòng bàn tay, tim đập bất thường chính là dấu hiệu suy tim.
Thường xảy ra ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nặng.
Nếu sau khi ngủ dậy bạn thấy mặt căng phù, mí mắt trĩu nặng hoặc chân bị phù tại một số thời điểm trong ngày có thể là triệu chứng bệnh tim mạch.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định các xét nghiệm để xác định chẩn đoán khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như trên. Thông thường, các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý liên quan đến tim mạch bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm máu và chụp X-quang.
Một số xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bệnh tim mạch có thể gồm chụp cộng hưởng từ (MRI), điện tâm đồ (ECG), máy Holter, siêu âm tim, siêu âm Doppler tim, chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch dựa trên tiền sử bệnh của gia đình và các yếu tố nguy cơ khác.
Các phương pháp điều trị bệnh tim mạch khác nhau tùy thuộc vào triệu chứng bệnh tim mạch và tình trạng của bệnh nhân, cụ thể:
Ngoài ra còn có các phương pháp như:
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh tim mạch có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn có những thông tin hữu ích về triệu chứng bệnh tim mạch. Tùy thuộc vào mức độ và bệnh lý liên quan đến tim mạch cụ thể mà các triệu chứng mỗi người có thể khác nhau. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy tham khám bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời. Điều này rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch và chất lượng cuộc sống.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.