Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đo điện tim là phương pháp phổ biến và cực kỳ hiệu quả trong việc kiểm tra các loại bệnh lý về tim mạch. Vậy, nếu kết quả đo điện tim cho thấy trục điện tim lệch sang phải thì có sao không? Liệu đây có phải là lời cảnh báo bệnh lý hay không?
Đo và đọc kết quả điện tim là việc khó, đòi hỏi trình độ bác sĩ có chuyên môn cao mới có thể thực hiện. Nếu còn chưa biết những thông tin về đo điện tim cũng như trục điện tim bình thường, trục điện tim lệch sang phải là như thế nào?... thì bài viết dưới đây sẽ giới thiệu sơ bộ, giúp cho bạn đọc nắm được một vài thông tin bổ ích, có ý nghĩa.
Đo điện tim thực chất là đo các tín hiệu điện của tim nhằm nhận biết được một số thông tin cơ bản về hoạt động điện sinh lý của tim. Đây là một phương pháp rất hữu ích, có thể được áp dụng trong nhiều tình huống y khoa khác nhau để phục vụ cho quá trình chẩn đoán cũng như theo dõi, điều trị các bệnh lý về tim mạch. Nhìn chung, đo điện tim sẽ dựa vào các nguyên lý sau:
Đo điện tim là phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch lại không hề xâm lấn nên rất an toàn, không gây đau đớn khi thực hiện. Các bệnh nhân đều không hề gặp phải bất kỳ điều gì bất thường khi thực hiện đo điện tim, do đó, bạn đọc hoàn toàn không cần phải lo lắng sẽ gặp các vấn đề hay bị điện giật khi cần thực hiện phương pháp này.
Bạn có bao giờ tò mò, trục tim bình thường sẽ cho ra kết quả như thế nào hay không? Theo đó, trục điện tim sẽ có chiều hướng là góc α = +580, tuy nhiên có thể biến thiên trong khoảng từ 00 đến +900.
Với đa phần người Việt Nam, trục điện tim thường có chiều hướng α = +650 và biến thiên từ +260 tới +1000, nói một cách dễ hiểu hơn là tim người Việt hơi lệch sang phải so với người Châu Âu. Nếu kết quả trục điện tim trong những điều kiện được nêu trên sẽ được coi là trục bình thường hoặc trục trung gian.
Ở trẻ nhỏ, trục điện tim bình thường sẽ khác hẳn với người lớn do ưu thế thất phải - một hậu quả của tuần hoàn thai nhi gây ra. Lúc trẻ mới sinh, trục lệch sang rất nhiều ở khoảng giữa +1200 và +1800. Qua một tháng thì đã lùi dần về phía trung gian khoảng +600 và +1500. Khi trẻ được 1 tuổi là giữa +400 và +1200 và giữa 00 và +900 khi trẻ đã hơn 4 tuổi. Đồng nghĩa với việc trẻ càng lớn thì trục tim sẽ càng tiến sát gần đến hình thái trục điện tim giống như người lớn.
Vậy, trái ngược với trục điện tim bình thường, trục tim lệch phải có nguy hiểm không? Thực chất, trục điện tim bị lệch sang phải hay trái đều là trục điện tim bệnh lý. Nói riêng về trục tim lệch phải, trong nhiều các trường hợp bệnh lý khác như tăng gánh thất phải, thất phải bị dày ra, kéo vectơ khử cực về phía bên phải, đồng thời thất phải cũng giãn ra và dựa vào xương ức, đẩy cả khối tâm thất xoay theo chiều kim đồng hồ. Những biến đổi này chính là trục điện tim lệch phải qua +900, cho tới -1500 và được gọi là trục phải. Trục tim lệch phải thường xảy ra ở nhiều bệnh lý khác nhau như hẹp động mạch phổi, hẹp hai lá, tâm phế mạn, thông liên nhĩ. Tuy nhiên, mức độ lệch ít hay lệch nhiều ở mỗi bệnh lý sẽ khác nhau và phụ thuộc nhiều vào giai đoạn phát triển của bệnh.
Thế nhưng cũng có những ca bệnh tim chưa gây lệch trục phải thật sự. Ngược lại, cũng đã ghi nhận một số người có trục phải nhưng lại không có bệnh tim, dĩ nhiên trục phải của họ thường nhẹ, ở khoảng +100 đến +1100. Những trường hợp như vậy hay còn được gọi là “Tim đứng”. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi trục tim lệch phải có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Để biết được chính xác tình trạng của mình, người bệnh sẽ cần thăm khám bác sĩ và thực hiện đo điện tim cũng như các phương pháp khác để chẩn đoán.
Để tầm soát các bệnh lý về tim mạch, bao gồm cả tình trạng trục tim lệch sang phải, bạn có thể thực hiện phương pháp điện tim đồ bất cứ lúc nào, tốt hơn hết là bạn hãy nên thực hiện định kỳ giống như việc khám sức khỏe tổng quát. Đặc biệt, việc này sẽ quan trọng hơn đối với những đối tượng như người già, người thường xuyên vận động thể lực, các trường hợp mắc bệnh huyết áp, tiểu đường hay trong gia đình có gen liên quan đến các bệnh về tim mạch. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tầm soát các bệnh lý tim mạch cũng như bảo vệ sức khỏe tổng thể cho mình và cả gia đình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.