Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trung bình ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu dB?

Ngày 24/06/2024
Kích thước chữ

Âm thanh mà con người chúng ta nghe được sẽ phụ thuộc vào tần số âm thanh (Hz) và cường độ âm thanh (dB). Vậy, bạn có bao giờ tò mò, trung bình ngưỡng nghe của tai người bao nhiêu dB hay không?

Cả hai yếu tố Hz và dB thay đổi đều có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn. Nhận biết được ngưỡng nghe của tai người bao nhiêu dB sẽ giúp chúng ta nắm được mức độ tiếng ồn mà tai có thể chịu đựng được, từ đó bảo vệ thính giác. Tránh xa các loại âm thanh có cường độ quá cao có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn cho tai. Cùng Long Châu tìm hiểu nhé!

Ngưỡng nghe của tai người là gì?

Ngưỡng nghe của tai người chính là mức âm thanh tối thiểu mà con người có thể xác định được âm thanh, cũng như mức âm thanh tối đa mà tai có thể dung nạp được. Từ định nghĩa này, có thể đưa ra 2 khái niệm về ngưỡng nghe như sau:

  • Là mức âm thanh tối thiểu con người có thể nhận biết ở các tần số khác nhau trong phạm vi thính giác - phạm vi nghe được, mà không có bất kỳ âm thanh nào khác thì được gọi là ngưỡng nghe tuyệt đối.
  • Là mức âm thanh được phát ra ở cường độ cao nhất tại cùng một thời điểm gây ra sự khó chịu, tổn thương cho tai người nghe, trường hợp này được gọi là ngưỡng đau. Một khi con người tiếp xúc quá lâu với mức áp suất âm thanh vượt ngưỡng đau sẽ gây ra rất nhiều tổn thương cho tai, gây suy giảm thính lực.

Ngưỡng nghe của con người thường sẽ suy giảm theo độ tuổi. Ở mỗi nhóm tuổi khác nhau, ngưỡng nghe trung bình cũng sẽ khác nhau do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân bệnh lý, nguyên nhân tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày hay các tế bào lông tai bị tổn thương,... Hậu quả là quá trình truyền tính hiệu âm thanh đến tai gặp ảnh hưởng.

Trung bình ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu dB?1
Ngưỡng nghe của tai người chính là mức độ âm thanh tai có thể nghe mà không gặp phải tổn thương

Trung bình ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu dB?

Tai của chúng ta rất nhạy cảm với các âm thanh có tần số từ 20 - 20.000 Hz, mỗi tần số sẽ có ngưỡng nghe khác nhau. Và thông thường, ngưỡng nghe của tai người bình thường trung bình là từ 0 dB, ngưỡng đau là từ 120 - 130 dB. Cụ thể hơn:

  • 0 - 80 dB: Đây là ngưỡng âm thanh an toàn, con người khi tiếp xúc với các âm thanh có cường độ dưới 80dB sẽ không cần có các thiết bị trợ giúp và không ảnh hưởng đến tai.
  • 80 - 90 dB: Cường độ âm thanh ở ngưỡng này đã bắt đầu lớn hơn, có thể làm cho nhiều người khó chịu và mất tập trung, lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác, chức năng của tai.
  • 90 dB trở lên: Đây là ngưỡng âm thanh nguy hiểm, tai của người bình thường chỉ có thể nghe ở ngưỡng âm thanh này tối đa 1 giờ.
  • 140 dB trở lên: Ngưỡng âm thanh này sẽ gây tổn thương thính giác ngay khi nghe, khiến cho người nghe bị đau tai, nguy hiểm nhất là dẫn tới điếc tai.

Một số ví dụ cụ thể hơn về ngưỡng nghe của tai người:

  • Tiếng lá rung rinh, xào xạc: 20 dB.
  • Tiếng âm thanh thì thầm vào tai: 30 dB.
  • Tiếng cuộc hội thoại, trò chuyện bình thường: 60 dB.
  • Tiếng xe cộ ngoài đường: 60 - 100dB.
  • Tiếng ồn công trường xây dựng: 90 - 100 dB.
  • Tiếng máy bay cất cánh: 120 dB.
  • Ngưỡng chịu đau của tai: 120 - 140 dB.

Như vậy có thể thấy, ngưỡng nghe của tai người bình thường là 0 - 25 dB. Mức âm thanh nhẹ nhất là - 10 dB. Bên cạnh đó, tần số trung bình mà con người nghe được là 20 - 20.000 Hz.

Trung bình ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu dB?2
Ngưỡng nghe bình thường của tai người là từ 0 - 80dB

Yếu tố gây ảnh hưởng tới ngưỡng nghe

Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ảnh hưởng tới ngưỡng nghe:

  • Tuổi tác: Mỗi độ tuổi sẽ có ngưỡng nghe khác nhau. Ngoài ra, các trường hợp nghe kém, suy giảm thính giác ở người lớn tuổi là do các tế bào cảm giác bị thoái hóa, tổn thương dây thần kinh. Người càng lớn tuổi, thính giác sẽ càng bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài.
  • Cấu trúc của tai: Tai người có hai chức năng chính là thính giác và giữ thăng bằng. Nếu tai có hình dạng cũng như cấu trúc khác với tai người bình thường thì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến ngưỡng nghe.
  • Mức độ tiếp xúc với tiếng ồn: Mức độ tai tiếp xúc với tiếng ồn cũng gây ảnh hưởng, làm tổn thương đến ngưỡng nghe của tai người.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý ở tai cũng gây ảnh hưởng tới ngưỡng nghe của tai người như bệnh viêm tai giữa, nhiễm trùng tai, cao huyết áp, rối loạn chức năng tai trong,...
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng tới ngưỡng nghe của tai.

Tai người nếu thường xuyên phải nghe những loại âm thanh có cường độ lớn sẽ gây ra rất nhiều các tác hại ảnh hưởng tới cả thính giác lẫn sức khỏe tổng thể. Màng nhĩ dễ bị tổn thương dẫn đến suy giảm thính lực, mất đi độ nhạy với âm thanh. Thần kinh cũng bị tác động, khiến cho cơ thể mệt mỏi, stress. Giấc ngủ và sức khỏe cũng không ngoại lệ, sống trong môi trường có tiếng ồn kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm.

Trung bình ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu dB?3
Hãy có những biện pháp bảo vệ đôi tai để tránh bị suy giảm thính lực

Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đọc đã biết được ngưỡng nghe trung bình của tai người nằm trong phạm vi bao nhiêu. Trong vài trường hợp gặp phải tổn thương thính giác, ngưỡng nghe vẫn có thể phục hồi nhưng còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Và dĩ nhiên, không phải trường hợp nào cũng gặp may mắn. Chính vì thế, hãy duy trì và bảo vệ thính giác khỏe mạnh bằng cách nghe âm thanh ở ngưỡng an toàn, có những biện pháp bảo vệ tai như nút tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn và thực hiện khám thính giác thường xuyên.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin