Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ngực không liên quan đến tim. Còn được gọi là trào ngược axit, GERD chiếm từ 22% đến 66% các trường hợp đau ngực không do tim. Các vấn đề thực quản khác tuy ít phổ biến hơn, cũng có thể gây đau ngực bao gồm các vấn đề về cơ còn được gọi là rối loạn nhu động thực quản. Cùng tìm hiểu tức ngực do trào ngược dạ dày ngay.
Tức ngực do trào ngược dạ dày là một triệu chứng phổ biến nhưng không kém phần khó chịu mà nhiều người gặp phải. Triệu chứng này không chỉ gây cảm giác đau nhức, khó thở, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị tức ngực do bệnh trào ngược dạ dày không chỉ giúp bạn phòng tránh hiệu quả mà còn cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể, mang lại sự thoải mái và dễ chịu hơn trong cuộc sống.
Đau ngực liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản là biểu hiện không điển hình thường gặp nhất của bệnh này. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ chua và nôn trớ.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ngực không liên quan đến tim. Tức ngực do trào ngược dạ dày là những cơn đau vùng sau tái phát lan ra vùng lưng, cổ, hàm hoặc cánh tay. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ và do tiếp xúc với axit thực quản bệnh lý.
Đau ngực không do tim gây ra có thể được giảm bớt khi dùng thuốc chống tiết liều cao. Đau ngực do trào ngược dạ dày thực quản thường liên quan đến bữa ăn và rất khó để phân biệt với đau ngực do tim. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như hút thuốc, béo phì và tiểu đường, cũng là yếu tố gây nên những bất thường ở thực quản và trào ngược dạ dày thực quản, làm phức tạp thêm quá trình phân biệt.
Bệnh mạch vành và bệnh trào ngược dạ dày có thể cùng tồn tại và tăng lên khi tuổi càng cao. Dữ liệu dịch tễ học cho thấy 50% bệnh nhân bệnh mạch vành đã bị một hoặc nhiều triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ngược lại, một phần ba đến một nửa số bệnh nhân có biểu hiện đau ngực dữ dội không có bằng chứng của bệnh mạch vành sau khi kiểm tra xâm lấn.
Dù rất khó nhưng vẫn có một số cách để phân biệt đau ngực do trào ngược dạ dày thực quản với đau ngực do tim. Vị trí của cơn đau, cả tức ngực do trào ngược dạ dày và do tim đều xảy ra ở vị trí trung tâm của ngực (sau xương ức). Tuy nhiên, đau ngực do tim có thể lan rộng ra toàn bộ ngực và cả các bộ phận khác, trong khi đau ngực do trào ngược dạ dày thực quản thường có xu hướng diễn ra cục bộ và không lan ra các khu vực khác. Cảm giác đau cũng là một cách để phân biệt: Đau ngực do tim thường có cảm giác như ngực bị đè nặng, tức ngực, ngực bị bóp chặt, trong khi tức ngực do trào ngược dạ dày thực quản có thể gây cảm giác nóng rát vùng ngực giữa, nhất là ngay sau khi ăn, kèm theo ợ nóng kéo dài và viêm/rát cổ họng.
Tuy vậy, chỉ dựa vào những biểu hiện và tiểu sử bệnh thì khá khó để bác sĩ có thể khẳng định bạn bị đau ngực do đâu. Bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được thăm khám, chẩn đoán và làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định đúng tình trạng bệnh của mình.
Việc điều trị dược lý cho tức ngực do trào ngược dạ dày rất phức tạp và vẫn đang được nghiên cứu. Nền tảng của điều trị bằng dược lý là thuốc kháng tiết axit như PPI và thuốc chẹn H2, trước đây được coi là liệu pháp đầu tay chính. Từ 78 - 92% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản được chẩn đoán (qua nội soi và/hoặc xét nghiệm pH bất thường) được điều trị chống trào ngược đã cải thiện các triệu chứng.
Khoảng 10 - 14% bệnh nhân đau ngực không do tim đáp ứng với điều trị PPI không bị trào ngược dạ dày thực quản. Thời gian điều trị bằng PPI vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, liệu trình từ 2 - 3 tháng thường được áp dụng thực hiện. Nếu không có sự cải thiện sau 2 tuần thử nghiệm PPI, nên ngừng điều trị PPI. Một tổng phân tích gần đây cho thấy điều trị PPI ở bệnh nhân đau ngực không do tim liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả hơn so với giả dược.
Trong khi đó, kết quả ở bệnh nhân đau ngực không do tim không bị trào ngược dạ dày thực quản lại không nhất quán. Trong một thử nghiệm không đối chứng, 2 tuần dùng rabeprazole liều cao (40mg) đã cải thiện triệu chứng ở 81% bệnh nhân đau ngực không do tim mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hiện nay, điều trị đầy đủ với PPI liều gấp đôi (trong 2 tháng) là phương pháp điều trị tốt cho bệnh nhân đau ngực liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản.
Tức ngực do trào ngược dạ dày thực quản là một triệu chứng phổ biến nhưng thường bị nhầm lẫn với các vấn đề tim mạch. Người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, lối sống và tìm kiếm sự tư vấn y tế kịp thời khi có triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng. Điều trị đúng cách không chỉ giúp giảm đau tức ngực mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...