Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tuổi 40: Nguy cơ sức khỏe và hướng dẫn chăm sóc đúng cách

Ngày 30/06/2024
Kích thước chữ

Tuổi 40 là một trong những cột mốc quan trọng với cả sự nghiệp, cuộc sống và sức khỏe mỗi người. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về những vấn đề sức khỏe phổ biến tuổi 40 cũng như cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Tuổi 40 là độ tuổi có thể xảy đến nhiều vấn đề trong cuộc sống và sức khỏe. Để biết cột mốc tuổi 40 cần đối mặt với tình trạng gì và làm thế nào để giữ gìn sức khỏe tốt nhất, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay thông tin dưới đây.

Nguy cơ sức khỏe tuổi 40

Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, tuổi 40 ngày càng có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nặng, điển hình như bệnh mãn tính, tiểu đường tuýp 2, bệnh tăng huyết áp,… Tình trạng viêm nhiễm, kháng insulin do sự lão hóa tự nhiên, căng thẳng, mệt mỏi, chế độ ăn uống kém lành mạnh,… là những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề sức khỏe tuổi 40.

Theo số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng 3 người sẽ có 1 người Anh trong độ tuổi 40 mắc bệnh mãn tính khi tiến hành theo dõi cuộc sống của khoảng 17.000 người sinh sống tại Anh, Scotland và xứ Wales. Đây là con số đáng báo động, cảnh báo nguy cơ sức khỏe ở cả đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi này.

Tuổi 40: Nguy cơ sức khỏe và hướng dẫn chăm sóc đúng cách 1
Tuổi 40 là giai đoạn đáng lưu ý với cả đàn ông và phụ nữ

Cơ thể người được “thiết kế” cho một quá trình lão hóa tự nhiên và có kế hoạch, xảy ra ở cả buồng trứng và tinh hoàn khi chúng bắt đầu ngưng hoạt động vào cuối độ tuổi 40. Phụ nữ cần trải qua thời kỳ mãn kinh, trong khi đó, nam giới sẽ cần đối mặt với các nguy cơ sức khỏe như hội chứng chuyển hóa do nồng độ hormone testosterone giảm, rối loạn cholesterol máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,…

Bên cạnh đó, khi cơ thể bước vào độ tuổi 40 và dần dần già đi, sức khỏe người phụ nữ và cả nam giới để giảm, nguy cơ đối diện với tình trạng viêm và kháng insulin nhiều hơn. Chuyên gia cho biết thêm, khi con người càng tiếp xúc nhiều với thực phẩm độc hại, chứa nhiều đường thì tế bào trong cơ thể sẽ ngày một kém thích nghi hơn, cuối cùng dẫn đến viêm và kháng lại các hormone trong cơ thể.

Một khi tình trạng viêm và kháng insulin xuất hiện, bệnh mãn tính sẽ bắt đàu hình thành và sức khỏe tuổi 40 giảm sút nhanh chóng. Những bệnh mãn tính này sẽ kéo theo nhiều bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác và làm giảm tuổi thọ trung bình. 

Ngoài quá trình lão hóa thì chủng tộc cũng là một yếu tố tác động đến nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Tại các nước đang phát triển, trước khi áp dụng chế độ ăn uống hạn chế đường, ít chất xơ thì tình trạng này tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, sau khi áp dụng thực đơn ăn uống phương Tây thì nguy cơ mắc bệnh mãn tính đã tăng vọt so với trước đó.

Nhìn chung, tuổi 40 là độ tuổi phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không có cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Ngay từ bây giờ, bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày và lối sống lành mạnh hơn để chăm sóc bản thân, đồng thời ngăn chặn nguy cơ sức khỏe sa sút khi đến tuổi 40.

Tuổi 40 cần thực hiện những kiểm tra sức khỏe nào?

Các chuyên gia cho biết, tuổi 40 là thời điểm vàng để đánh giá, theo dõi sức khỏe, từ đó thay đổi lối sống, cách chăm sóc sao cho phù hợp. Dưới đây là những xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe cần thực hiện cho người trong độ tuổi 40.

Chụp quang tuyến vú: Đây là thử nghiệm nhằm kiểm tra các mô vú có bị ung thư hay không, được khuyến khích thực hiện cho chị em phụ nữ tuổi 40 mỗi năm 1 – 2 lần. Tuy bài kiểm tra này có thể gây cảm giác đau do xét nghiệm sinh thiết nhưng lại rất cần thiết để tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú ở độ tuổi này.

Tuổi 40: Nguy cơ sức khỏe và hướng dẫn chăm sóc đúng cách 2
Phụ nữ 40 tuổi nên tiến hành chụp quang tuyến vú để tầm soát nguy cơ ung thư vú

Xét nghiệm phiến đồ âm đạo: Hay còn gọi là xét nghiệm Pap, có tác dụng sàng lọc một số bệnh ung thư nhất định xảy ra ở cơ quan sinh sản của phụ nữ, điển hình như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo,…

Kiểm tra đường huyết: Như bạn đã biết, nguy cơ mắc bệnh mãn tính, cụ thể là tiểu đường ở tuổi 40 là rất cao. Ngay cả khi chưa có dấu hiệu cụ thể, người trong độ tuổi 40 cũng nên tiến hành kiểm tra đường huyết để sớm nhận biết tình trạng bản thân để điều chỉnh lối sống, thói quen ăn uống phù hợp.

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tuổi 40

Chăm sóc sức khỏe tuổi 40 thực ra không khó, ngoài việc khám sức khỏe đều đặn, thường xuyên, bạn còn cần lưu ý những điều sau để cơ thể luôn khỏe mạnh trong giai đoạn này.

Duy trì cân nặng hợp lý

Một trong những biện pháp hàng đầu để chăm sóc sức khỏe tuổi 40 là giảm/tăng cân và duy trì mức cân nặng phù hợp. Điều này có ý nghĩa to lớn với việc chống lại bệnh mãn tính, giảm nguy cơ béo phì, máu nhiễm mỡ, nhồi máu cơ tim và cả ung thư vú.

Tập luyện thường xuyên

Tập luyện sẽ giúp người trong độ tuổi 40 có cơ thể săn chắc, dẻo dai, ngoài ra cũng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên có tác dụng luyện tập cơ bắp săn chắc, ngăn ngừa tình trạng mất cơ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tuổi 40: Nguy cơ sức khỏe và hướng dẫn chăm sóc đúng cách 3
Tập luyện là bí quyết rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai cho người trong độ tuổi 40

Quan tâm đến sức khỏe và chức năng tuyến giáp

Nếu bạn đang trong độ tuổi 40, luôn cảm thấy mệt mỏi, tăng cân không rõ lý do hoặc sụt cân trầm trọng thì có thể vấn đề đến từ tuyến giáp đấy. Đây là một trong những dấu hiệu rối loạn chức năng tuyến giáp – vấn đề sức khỏe rất phổ biến ở người trong độ tuổi tuổi 40. Khi này, bạn cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngưng hút thuốc lá

Tuy rằng hút thuốc lá ảnh hưởng đến mọi độ tuổi nhưng với người tuổi 40, việc ngừng hút thuốc là điều cần thiết hàng đầu để bảo vệ sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mãn tính, đột quỵ, bệnh tim mạch,…

Chú ý các chỉ số

Người trong độ tuổi 40 không nên coi thường các chỉ số cảnh báo sức khỏe nếu bạn muốn duy trì cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai. Trong độ tuổi này, những chỉ số bạn cần lưu tâm là đường huyết, cholesterol trong máu, trọng lượng cơ thể, huyết áp,…

Bổ sung chất xơ

Khi còn trẻ, bạn có thể ăn mọi thứ bạn thích mà không quá quan tâm đến cân nặng, sức khỏe. Tuy nhiên, bước sang độ tuổi 40, việc điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học là rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên bổ sung thêm rau xanh, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu,… giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày nhằm cải thiện triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa, đồng thời kiểm soát lượng cholesterol trong máu.

Tuổi 40: Nguy cơ sức khỏe và hướng dẫn chăm sóc đúng cách 4
Bổ sung chất xơ giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa

Quan tâm sức khỏe răng miệng

Sức khỏe răng miệng cũng rất quan trọng với người trong độ tuổi 40. Một nụ cười tự tin với hàm răng sáng khỏe sẽ giúp bạn luôn tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Ở độ tuổi này, các vấn đề thường gặp về răng miệng có thể kể đến như bệnh nướu răng, sâu răng, viêm nha chu,… Bạn cần hết sức chú ý, tránh chủ quan dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.

Tuổi 40 hay bất cứ độ tuổi nào đều đòi hỏi cách chăm sóc phù hợp để bảo vệ sức khỏe, duy trì cơ thể dẻo dai. Ở độ tuổi này, các chuyên gia khuyến khích cả đàn ông và phụ nữ đều nên khám tổng quát mỗi năm 1 – 2 lần để sớm phát hiện vấn đề sức khỏe và can thiệp điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.