Loãng xương được xem là dạng bệnh lý diễn biến “thầm lặng” khi xương bị suy giảm lượng chất khoáng bên trong khiến xương trở nên yếu ớt. Đặc biệt hiện nay tình trạng loãng xương ngày càng có xu hướng trẻ hóa khi gặp nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên và tỷ lệ nhập viện cao hơn cả đột quỵ, ung thư vú và bệnh tim.
Những con số hiện nay đang cho thấy tình trạng loãng xương đang ở mức báo động ngày càng cao. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để nhận thấy sự nguy hiểm của căn bệnh này nhé.
Dấu hiệu của loãng xương
Tuy hiện nay tỷ lệ loãng xương ở Việt Nam ngày càng phổ biến với độ tuổi thanh thiếu niên nhưng phần lớn đối tượng vẫn thuộc nhóm sau 50 tuổi.
Sự khác biệt giữa 2 thể trạng xương bình thường và xương bị loãng.
Loãng xương trong giai đoạn đầu phát bệnh sẽ không có dấu hiệu rõ rệt nào, bắt buộc chúng ta phải thường xuyên chú ý đến cơ thể của mình sau những chấn thương nhỏ như va đập cạnh bàn, tủ, té ngã, trẹo chân,… Các biểu hiện phổ biến ở những người bệnh có thể kể đến như:
- Đau vùng chậu xương chịu trọng lực cơ thể gồm: Xương hông, đầu gối, thắt lưng, cột sống khi xuất hiện cơn đau tái phát nhiều lần, đau âm ỉ kéo dài, đau mạnh hơn khi di chuyển, vận động.
- Đau vùng thắt lưng hai bên sườn: Cơn đau dữ dội hơn khi bệnh nhân vận động mạnh hay thay đổi tư thế cúi gập, xoay người. Làm ảnh hưởng đến dây thần kinh đùi, liên sườn,…
- Giảm mật độ xương: Xương dễ bị xẹp, gãy, xuất hiện các cơn đau lưng, dáng đi khom lưng. Rõ rệt nhất là các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp,…
- Đau nhức đầu xương: Có các dấu hiệu mỏi dọc xương, đau nhức toàn thân như bị kim chích.
Vì sao tỷ lệ loãng xương ở Việt Nam ngày càng cao?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương được phân thành 2 nhóm chính: Nhóm yếu tố bẩm sinh (không có khả năng thay đổi) và nhóm do thói quen (có khả năng thay đổi), cụ thể bao gồm:
Yếu tố bẩm sinh (không thay đổi được)
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, người bệnh càng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.
- Giới tính: Phụ nữ lớn tuổi sẽ mắc bệnh xương phổ biến hơn so với nam giới cùng độ tuổi, một phần do sự thay đổi hormone sau tuổi mãn kinh.
- Đã từng bị gãy xương trước đó hoặc tiền sử gia đình từng mắc bệnh.
- Mắc các bệnh lý như: Viêm khớp, bệnh nội tiết, bệnh thận,…
Tỷ lệ loãng xương ở Việt Nam hiện đang ở mức báo động.
Yếu tố thói quen (có thể thay đổi)
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D.
- Suy giảm nội tiết tố giới tính: Nồng độ estrogen và testosterone thấp có thể gây ra tình trạng giảm mật độ xương.
- Sử dụng các loại thuốc có chứa corticosteroid, heparin trong thời gian dài.
- Thói quen hút thuốc, uống rượu bia nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương rất cao, khiến xương suy yếu, dễ gãy.
- Hút thuốc: Người hút thuốc lá thường có mật độ xương thấp hơn người không hút. Vì thế, người hút thuốc dễ mắc bệnh hơn.
Ngăn ngừa loãng xương hiệu quả với thực phẩm bổ sung canxi
Nữ giới ở độ tuổi mãn kinh, sẽ có sự thay đổi nhất định về các thành phần trong xương, dẫn đến khả năng cao xương sẽ bị yếu, giòn và dễ gãy. Vì thế mọi người nên áp dụng nguyên tắc cân bằng: Không lạm dụng chất xơ, không bỏ rơi canxi (và protein).
Người lớn trung bình mỗi ngày sẽ cần 1g canxi được nạp vào cơ thể qua các sản phẩm từ sữa, chuối, súp lơ, cua biển,…
Bổ sung vitamin kết hợp tắm nắng mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Bên cạnh đó, việc hấp thụ vitamin D cũng giúp người bệnh tránh được tình trạng loãng xương, dị dạng xương,… Vitamin D có nhiều trong thực phẩm chức năng nhưng lại ít có trong thực phẩm nhân tạo, trừ một số loại cá biển béo.
Ngoài hai chất dinh dưỡng chính là vitamin D và canxi thì việc tắm nắng cũng khiến cơ thể hấp thụ vitamin D3 đến 50 - 80%, thời điểm tốt nhất từ 6 đến 8 giờ sáng, trung bình khoảng 15 đến 20 phút là lý tưởng. Thói quen này sẽ giúp bảo vệ hệ xương, hình thành khung xương và tăng cường cơ bắp giúp tránh được nguy cơ gãy xương, rạn nứt xương.
Tỷ lệ loãng xương ở Việt Nam ngày càng tăng một phần cũng do thói quen sinh hoạt mỗi ngày của chúng ta. Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mọi người có sự hiểu biết nhất định về căn bệnh này, thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp, theo hướng tích cực. Đặc biệt đối với người cao tuổi, nên bổ sung canxi và vitamin D trong bữa ăn hàng ngày, kết hợp các bài tập thể dục để duy trì xương dẻo dai, khỏe mạnh.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp