Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 vẫn được xem là giai đoạn sớm của bệnh. Lúc này, nhiều người bệnh bắt đầu quan tâm tìm hiểu các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 để tiến hành điều trị. Bởi nếu chậm trễ, tình trạng có thể tiến triển xấu đi và chuyển sang các giai đoạn nghiêm trọng hơn.
Dựa trên mức độ lan rộng của ung thư, ung thư tuyến tiền liệt được chia thành nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn 2, tuy tế bào ung thư vẫn chỉ khu trú tại khu vực tuyến tiền liệt nhưng nguy cơ phát triển và di căn của chúng đã cao hơn hẳn giai đoạn 1.
Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tiền liệt thường không phát sinh triệu chứng. Nhưng khi bước sang giai đoạn 2, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu như: Khó tiểu, khó chịu vùng chậu, có máu trong tinh dịch…
So với giai đoạn 1, các tế bào ác tính ở giai đoạn 2 bắt đầu phát triển mạnh hơn, khối u tuy còn khá nhỏ nhưng vẫn có thể được phát hiện thông qua thăm khám lâm sàng trực tràng. Tuy nhiên, nồng độ PSA trong máu người bệnh lúc này vẫn ở mức trung bình hoặc thấp. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nam giới nên thăm khám định kỳ nếu nhận thấy các triệu chứng như: Tiểu khó, tiểu đau, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu ra máu…
Khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2, người bệnh có thể phải đối diện với các vấn đề về tiểu tiện và sinh lý như: Rối loạn cương dương, vô sinh… Hầu hết những vấn đề này đều có xu hướng kéo dài vĩnh viễn và không thể khắc phục được. Nếu không được điều trị, tế bào ác tính có thể xâm lấn vào hạch bạch huyết, các mô lân cận và máu. Sau đó chúng có thể di chuyển qua máu đến các cơ quan khác - tình trạng này được gọi là ung thư di căn.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 có chữa khỏi được không là lo lắng chung của nhiều người bệnh. Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 được chia thành:
Ngoài giai đoạn tiến triển bệnh, ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Thể trạng, độ tuổi người bệnh, mức độ đáp ứng điều trị cũng như phương pháp lựa chọn điều trị của bệnh nhân. Ung thư tuyến tiền liệt có tiên lượng sống tốt hơn rất nhiều so với các bệnh ung thư thường gặp. Để dự đoán cơ hội sống của người bệnh người ta dựa vào tỷ lệ phần trăm người bệnh sống ít nhất sau 5 năm được chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 có khoảng 99% cơ hội sống. Người bệnh hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi bệnh với tiên lượng tốt như vậy.
Dựa vào một số yếu tố như: Tuổi tác, tình trạng sức khỏe, mức độ của các triệu chứng hay mức độ tiến triển của tế bào ung thư… bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 phù hợp. Cụ thể:
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt là phương pháp được thực hiện nhằm loại bỏ khối u ác tính. Bạn sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng trước khi can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ tuyến tiền liệt thông qua bụng hoặc vết rạch ở hậu môn và bìu. Tuy nhiên, để tiếp cận với các hạch bạch huyết gần bàng quang các bác sĩ thường thực hiện vết cắt ở bụng. Khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể sinh thiết để kiểm tra.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi để cắt bỏ tuyến tiền liệt. Thủ thuật này tiến hành tạo một vết rạch và sử dụng ống nội soi quan sát các cơ quan bên trong cơ thể. Nội soi không tạo ra vết thương hở lớn nên thời gian phục hồi được rút ngắn đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp phải các rủi ro sau phẫu thuật.
Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt:
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong đó, bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 thường được áp dụng xạ trị chùm tia ngoài (EBRT). Các loại xạ trị chùm tia ngoài gồm:
Tác dụng không mong muốn sau khi thực hiện xạ trị chùm tia ngoài bao gồm:
Bác sĩ cũng có thể cân nhắc việc thực hiện cận xạ trị (liệu pháp dùng tia phóng xạ gần) để tác động mạnh đến khối u tuyến tiền liệt. Cận xạ trị cho phép bác sĩ sử dụng liều bức xạ vào những khu vực cụ thể. Tuy có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư mạnh nhưng cận xạ trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn xạ trị chùm tia ngoài. Cụ thể, cận xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ sau:
Liệu pháp hormone được áp dụng với mục đích làm giảm nồng độ nội tiết nam và ngăn chặn sự tăng sinh các tế bào ung thư. Liệu pháp này chỉ có khả năng thu nhỏ và làm chậm sự tăng trưởng của khối u ác tính chứ không thể chữa trị dứt điểm ung thư tuyến tiền liệt. Các liệu pháp hormone được chỉ định trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2, bao gồm:
Tác dụng phụ khi thực hiện liệu pháp hormone chữa ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 gồm:
Trên đây là thông tin về các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Sau khi khối u ác tính được loại bỏ hoàn toàn, người bệnh có thể phải tiếp tục điều trị nhằm khắc phục các tác dụng phụ do các biện pháp chữa trị ung thư gây ra. Mặt khác, bệnh lý này có thể tái phát trở lại. Do đó nam giới cần kiểm tra thường xuyên để nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.