Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Sinh con

Ung thư vú có sinh con được không? Những thực phẩm phòng ngừa ung thư vú

Ngày 22/09/2023
Kích thước chữ

Việc mang thai trong khi điều trị ung thư vú có thể là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bài viết giải đáp thắc mắc "ung thư vú có sinh con được không?" và những điều cần biết về thời điểm mang thai sau khi điều trị dứt điểm bệnh.

Ung thư vú là căn bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ. Bệnh gây ra cảm giác trầm cảm và làm suy giảm sức khỏe sinh sản. Bệnh nhân ung thư vú thường lo lắng không biết "ung thư vú có sinh con được không?".

Tìm hiểu về bệnh ung thư vú

Trước khi trả lời cho câu hỏi "ung thư vú có sinh con được không?", cùng tìm hiểu qua tổng quan về bệnh. Ung thư vú được chẩn đoán, khi xét nghiệm ung thu vú có thể phát hiện ra các khối u và các tế bào tăng sinh bất thường tại tuyến vú. Các tế bào ung thư thường bắt đầu từ các ống dẫn sữa, sau đó có thể tiến triển thành các khối u lan ra toàn bộ ngực.

Khi các tế bào bắt đầu tăng sinh bất thường, chúng nhân đôi nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh và dần dần tạo thành một khối u hạt. Nếu không được phát hiện kịp thời, các khối u này có thể di chuyển đến khắp các cơ quan trong cơ thể như phổi, gan, xương,... khiến bệnh nhân đau đớn và tỷ lệ tử vong tăng cao.

Ung thư vú có sinh con được không?

Nhiều phụ nữ có lo lắng thắc mắc là không biết "ung thư vú có sinh con được không?". Theo thông tin từ các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân mắc phải bệnh ung thư vú hoàn toàn có thể sinh con, nếu được sàng lọc kiểm tra sức khỏe trước và trong thai kỳ một cách kỹ càng.

Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân sau điều trị dứt điểm bệnh ung thư vú khoảng 5 năm, có thể sinh con. Khi ấy, sức khỏe người phụ nữ đã ổn định và các độc tính của thuốc điều trị ung thư hoàn toàn được loại bỏ.

Ung thư vú có mang thai được không? Theo các chuyên gia y tế, việc sinh con sau khi điều trị ung thư vú được xem là an toàn cho cả người mẹ và thai nhi. Mang thai sau khi điều trị ung thư vú, dường như không làm tăng nguy cơ ung thư tái phát hay dị tật bẩm sinh ở bé.

Người bệnh ung thư nên đợi khoảng vài năm sau khi điều trị mới có ý định sinh con. Thời gian còn phụ thuộc vào các giai đoạn của ung thư vú, liệu pháp điều trị và tuổi của phụ nữ. Phụ nữ không nên có thai trong 6 tháng đầu sau khi hoàn thành hóa trị liệu. Thời gian phù hợp và tốt nhất để có ý định mang thai là 3 đến 5 năm sau khi hết bệnh ung thư vú.

Ung thư vú có sinh con được không 02
Giải đáp thắc mắc "ung thư vú có sinh con được không?"

Phòng ngừa ung thư vú tái phát

Ung thư vú có thể tái phát trở lại sau một đợt hóa trị liệu. Chính vì thế, việc thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư và có lối sống giúp phòng ngừa ung thư là rất quan trọng. Một số gợi ý giúp phòng ngừa ung thư vú tái phát bao gồm:

  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tăng cường thể dục thể thao.
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho người ung thư vú.
  • Liệu pháp hormon phòng ngừa ung thư vú.
  • Hóa trị liệu.
  • Xạ trị.
  • Sử dụng thuốc giúp phòng ngừa ung thư vú.

Những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vú

Vậy là bạn đã biết được ung thư vú có sinh con được không. Để ngăn ngừa ung thư vú tái phát, có một số loại thực phẩm bạn nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú, bao gồm:

  • Rau lá màu xanh đậm: Bông cải xanh, bắp cải và rau cải chứa nhiều chất chống oxy hóa nhóm carotenoid, bao gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin. Các nghiên cứu đã kết luận rằng có sự liên quan giữa nồng độ carotenoid cao trong máu với nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn.
  • Trái cây: Đặc biệt là các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, dâu tằm và quả đào. Lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong các loại trái cây này, giúp bảo vệ cơ thể của bạn.
  • Hạt đậu và cá béo: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn nhiều hạt đậu, cá béo có nhiều axit béo omega-3 như cá hồi và cá cơm, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Như gạo lứt, yến mạch và hạt quinoa. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ và protein. Chất xơ có thể giúp loại bỏ các chất độc từ cơ thể, trong khi chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do, có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và ung thư.
  • Các loại gia vị và thảo mộc: Các gia vị trong các món ăn hằng ngày như hành tây, tỏi, gừng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Các loại gia vị này giàu chất chống oxy hóa và có hoạt tính kháng viêm, giúp ngăn ngừa và làm chậm ung thư vú tiến triển.
  • Rượu vang đỏ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày, có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình trước khi thêm rượu vào chế độ ăn uống của bạn.
  • Hạnh nhân: Hạnh nhân chứa nhiều vitamin E, một loại chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Cà chua: Cà chua chứa lycopene, một loại chất chống oxy hóa có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Ung thư vú có sinh con được không 03
Gợi ý các thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư vú tái phát

Bài viết đã giải đáp thắc mắc "ung thư vú có sinh con được không?". Nhớ rằng việc duy trì một lối sống lành mạnh tổng thể, bao gồm tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá và kiểm tra sức khỏe định kỳ, cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư vú.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin