Uống collagen có bị táo bón không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng có thể, liều lượng,… Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu về tác dụng phụ táo bón khi uống collagen xảy ra khi nào và biện pháp hỗ trợ giảm táo bón hiệu quả.
Collagen nổi tiếng là sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và cơ thể, được đánh giá là lành tính và an toàn nhờ hầu hết các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Mặc dù rất hiếm khi xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng collagen, nhưng không phải là không có. Nhiều người thắc mắc liệu uống collagen có bị táo bón không?
Tác dụng của collagen là gì?
Collagen là loại protein phong phú nhất trong cơ thể, đóng vai trò là thành phần chính của các mô liên kết tạo nên một số bộ phận như gân, dây chằng, da và cơ. Collagen giúp duy trì cấu trúc da và làm chắc xương. Hầu hết các chất bổ sung collagen đều được thủy phân để dễ hấp thụ hơn. Bạn cũng có thể tăng lượng collagen thông qua một số thực phẩm như da lợn và nước hầm xương.
Một số lợi ích tuyệt vời của collagen phải kể đến như:
Cải thiện làn da
Collagen là một thành phần thiết yếu của da, giúp tăng cường sức khỏe, độ đàn hồi và quá trình hydrat hóa. Khi cơ thể già đi, việc sản xuất collagen chậm lại, dẫn đến da khô và hình thành các nếp nhăn. Các peptide collagen hoặc các chất chứa collagen có thể làm chậm quá trình lão hóa da, từ đó giảm thiểu sự hình thành nếp nhăn và mất nước.
Cải thiện đau khớp
Collagen không chỉ giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn mà còn duy trì sự toàn vẹn của các sụn khớp, đóng vai trò như một lớp cao su bảo vệ khớp. Khi lượng collagen suy giảm, nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa khớp tăng lên. Do đó, việc bổ sung collagen thường xuyên giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp và giảm đau khớp.
Ngăn ngừa loãng xương
Xương với thành phần chính là collagen, giúp duy trì cấu trúc chắc chắn và khỏe mạnh. Khi quá trình sản xuất collagen giảm, khối lượng xương trở nên yếu hơn, làm tăng nguy cơ loãng xương. Bổ sung collagen cho cơ thể có thể ức chế sự phân hủy xương và ngăn chặn tình trạng loãng xương.
Tăng cường tim mạch
Collagen cũng giúp duy trì sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan. Collagen cung cấp cấu trúc cho động mạch và mạch máu, những phần mang máu từ tim đi nuôi cơ thể. Thiếu collagen cần thiết có thể làm cho động mạch trở nên yếu và dễ vỡ hơn.
Uống collagen có bị táo bón không?
Một trong những tác dụng phụ phổ biến của collagen là dư thừa canxi. Nguyên nhân là do các sản phẩm collagen thường có nguồn gốc từ xương, sụn, da của cá và động vật như bò, gà, heo, cừu,… Những sản phẩm này chứa hàm lượng canxi rất cao, nên khi uống quá liều, nồng độ canxi trong cơ thể có thể tăng đáng kể.
Dư thừa canxi có thể gây ra một số vấn đề như táo bón, buồn nôn, đau xương, nhịp tim bất thường,... Vậy nên, để trả lời cho câu hỏi uống collagen có bị táo bón không thì câu trả lời là có thể bị táo bón do dư thừa canxi, trường hợp này thường xảy ra khi bạn uống quá nhiều collagen. Vậy cần làm gì để giảm tình trạng táo bón khi uống collagen?
Một số biện pháp hỗ trợ giảm táo bón tại nhà hiệu quả
Một số biện pháp hỗ trợ giảm táo bón tự nhiên ở nhà hiệu quả như:
Uống đủ nước
Bệnh táo bón có thể thuyên giảm khi bạn nhanh chóng bù nước cho cơ thể, ví dụ như uống nước có ga. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước có ga có khả năng giảm các triệu chứng của táo bón tốt hơn so với nước máy. Đặc biệt, nước có ga cũng rất hiệu quả cho những người mắc chứng khó tiêu hoặc bị táo bón vô căn mãn tính (CIC).
Bổ sung chất xơ
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường khuyến nghị bệnh nhân mắc táo bón tăng cường bổ sung chất xơ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Thực tế, việc cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể sẽ giúp tăng độ đặc và khối lượng của phân, từ đó làm việc đi tiêu trở nên dễ dàng hơn. Kết quả từ một nghiên cứu năm 2016 cho thấy hơn 70% bệnh nhân bị táo bón mãn tính đã có dấu hiệu cải thiện tích cực khi bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến trái chiều từ những người khác, cho rằng việc tăng lượng chất xơ hấp thụ vào cơ thể khiến tình trạng táo bón của họ tồi tệ hơn, vì chất xơ từ chế độ ăn uống chỉ giúp cải thiện tần suất đi đại tiện, nhưng không giảm các triệu chứng của bệnh táo bón như đau bụng, phân khô cứng và đầy hơi.
Tập thể dục
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng cường luyện tập thể dục có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh táo bón và dễ đi tiêu hơn.
Đặc biệt, những bệnh nhân mắc IBS nên tập các bài tập thể dục ở mức độ vừa phải, như đi bộ nhanh, bơi lội hoặc đạp xe, để cải thiện triệu chứng tiêu hóa và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nên hạn chế các bài tập thể dục mạnh mẽ, chẳng hạn như chạy bộ, vì chúng có thể làm triệu chứng táo bón trở nên tồi tệ hơn trong một số trường hợp.
Bổ sung Probiotic
Probiotics là những vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột, có khả năng ngăn ngừa chứng táo bón mãn tính. Chúng thường bao gồm các chủng Lactobacillus và Bifidobacteria. Bạn có thể bổ sung probiotics thông qua các thực phẩm giàu probiotics như dưa cải bắp, sữa chua và kim chi.
Một số bệnh nhân bị táo bón mãn tính có thể bị mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Vì vậy, việc tiêu thụ các loại thực phẩm chứa probiotics sẽ giúp cải thiện sự mất cân bằng này và ngăn ngừa táo bón.
Trên đây là những thông tin để giải đáp thắc mắc uống collagen có bị táo bón không và một số biện pháp phòng ngừa táo bón. Hy vọng qua những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp chị em có thể an tâm sử dụng các thực phẩm collagen mà không lo bị táo bón.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.