Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng giảm tiểu cầu kéo theo nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Do vậy, người có tiểu cầu thấp cần sớm áp dụng các biện pháp làm tăng tiểu cầu. Một trong số đó là điều chỉnh chế độ ăn uống. Uống gì để tăng tiểu cầu hay ăn gì để tăng tiểu cầu là thông tin người bệnh nên biết.
Tiểu cầu là một loại tế bào máu, bên cạnh hồng cầu và bạch cầu. Số lượng tiểu cầu trong cơ thể cần đảm bảo mức nhất định để tiểu cầu thực hiện tốt chức năng đông máu của nó. Tuy nhiên, nhiều người bị giảm tiểu cầu đột ngột hoặc số lượng bị thấp hơn bình thường vì nhiều lý do. Lúc này, họ cần sớm áp dụng các cách tăng tiểu cầu. Một trong số đó là tăng tiểu cầu qua chế độ ăn uống. Muốn biết uống gì để tăng tiểu cầu, đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây bạn nhé!
Tiểu cầu là một loại tế bào máu, bên cạnh bạch cầu và hồng cầu. Tiểu cầu có chức năng làm đông máu khi có tình trạng chảy máu xảy ra trong hay trên cơ thể. Để chức năng này được đảm bảo, số lượng tiểu cầu cần được duy trì ở mức ổn định khoảng từ 150 - 450 G/L máu.
Thế nào là tình trạng giảm tiểu cầu? Đó là khi xét nghiệm máu, số lượng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường như đã nói ở trên. Tiểu cầu thấp mức độ nhẹ gần như không gây ra triệu chứng. Cơ thể chỉ xuất hiện triệu chứng khi lượng tiểu cầu đặc biệt thấp. Khi đó, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu như: Trên da có các đốm xuất huyết, chảy máu nhiều, đau đầu sau khi bị thương nhẹ, chảy máu mũi, chảy máu miệng khi đánh răng...
Nguyên nhân khiến mức tiểu cầu giảm thấp hơn bình thường có thể có sốt xuất huyết, sốt virus, bệnh bạch cầu, bệnh xơ gan, bệnh phì đại lá lách, ung thư hạch, bệnh nhân điều trị bằng phương pháp hóa trị… Cũng có khi, tiểu cầu giảm do uống quá nhiều rượu hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Nhiều người muốn biết uống gì để tăng tiểu cầu vì tình trạng tiểu cầu thấp có thể dẫn đến nhiều hậu quả sức khỏe khôn lường như:
Các loại đồ uống giàu vitamin B12, vitamin B9, vitamin K có tác dụng cải thiện số lượng tiểu cầu hoặc giúp cơ thể hình thành cục máu đông. Nếu như vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu thì vitamin B12 tốt cho quá trình sản xuất các tế bào máu trong tủy xương, trong đó có cả tế bào tiểu cầu. Vitamin B9 có tác dụng hỗ trợ sản xuất và duy trì lượng tế bào máu mới, trong đó cũng bao gồm tế bào tiểu cầu.
Với câu hỏi uống gì để tăng tiểu cầu? Câu trả lời hàng đầu của các chuyên gia là nước ép lựu. Đây không phải loại nước có hàm lượng sắt cao nhưng lại có hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Sắt lại là nguyên liệu để sản xuất các tế bào máu. Vitamin B9 trong nước ép lựu có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất các tế bào máu mới. Các chất chống oxy hóa cùng chất dinh dưỡng trong nước ép lựu giúp tăng cường sức khỏe tủy xương - là nơi sản xuất ra các tế bào máu, bao gồm cả tế bào tiểu cầu.
Ngoài ra, các chất kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên trong loại nước ép này có tác dụng bảo vệ các tế bào máu khỏi sự tổn thương.
Uống nước dừa có tăng tiểu cầu không? Thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh về công dụng làm tăng số lượng tiểu cầu của nước dừa. Tuy nhiên, loại nước này chứa hàm lượng axit lauric với khả năng kháng khuẩn, kháng virus khá cao nên tốt cho hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể có thể sản xuất lượng tế bào máu ổn định. Các chất dinh dưỡng trong nước dừa cũng tốt cho sức khỏe tổng thể. Khi cơ thể khỏe mạnh, việc sản xuất tế bào máu mới cũng sẽ được ổn định.
Uống gì để tăng tiểu cầu? Đó chính là các loại nước uống giàu vitamin C như: Nước ép từ các loại trái họ cam quýt (cam, quýt, bưởi), nước ép từ các loại rau lá xanh đậm (rau cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn), nước ép từ các loại trái cây khác như dâu tây, dứa, kiwi…
Tại sao các loại nước giàu vitamin C lại giúp cải thiện số lượng tiểu cầu? Bản thân vitamin C là một chất chống oxy hóa cực mạnh có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do sự tấn công của các gốc tự do, trong đó có cả các tế bào tiểu cầu. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt non-heme một cách hiệu quả. Sắt là nguyên liệu để sản xuất các tế bào máu, trong đó có tế bào tiểu cầu.
Với đặc tính chống viêm, vitamin C giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng viêm tủy xương, giúp quá trình sản xuất tiểu cầu ở tủy xương diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, vitamin C cần thiết cho việc tổng hợp collagen - cùng cố sức bền của thành mạch, hạn chế chảy máu do giảm tiểu cầu.
Uống gì để tăng tiểu cầu? Sữa tươi có thể hỗ trợ tăng tiểu cầu bởi:
Trong Đông y có bài thuốc giúp tăng tiểu cầu từ lá đu đủ. Bạn cần chọn những lá đu đủ tươi, rửa sạch, để ráo nước, xay cùng nước lọc hoặc giã nhuyễn sau đó lọc lấy nước cốt. Nước cốt lá đu đủ bạn dùng để uống 2 muỗng canh mỗi ngày. Trước đây, các thầy thuốc hay dùng bài thuốc này để chữa trị cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Ngày nay, trên thị trường đã có các sản xuất chiết xuất lá đu đủ dạng viên nén để tiện lợi cho việc sử dụng.
Thuốc tăng tiểu cầu cũng được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp cần thiết. Một số loại thuốc tăng tiểu cầu thường được chỉ định như: Prednisolone, Dexamethasone, Methylprednisolone. Nếu người bệnh bị xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết não, bác sĩ sẽ dùng Gamma Globulin tĩnh mạch kết hợp Corticoid liều cao. Thuốc kích thích sản xuất tiểu cầu TPO-RA (Eltrombopag) hay thuốc kháng thể đơn dòng Rituximab giúp tăng miễn dịch cũng có thể được bác sĩ chỉ định.
Uống gì để tăng tiểu cầu hay nên ăn gì để tăng tiểu cầu là những thắc mắc thường gặp của người bệnh có chỉ số tiểu cầu thấp hay mức tiểu cầu giảm đột ngột. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bệnh nhân giảm tiểu cầu biết cách chủ động chăm sóc sức khỏe để giảm ảnh hưởng của bệnh.
Xem thêm: Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu? Cách phòng ngừa giảm tiểu cầu
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.