Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc chống đông máu là loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn sự hình thành cục máu đông trong máu nhưng cũng có thể gây nên tình trạng khó cầm máu. Vì vậy, nhiều người thắc mắc rằng uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không?
Một trong những tác dụng phụ của thuốc chống đông máu chính là gây chảy máu ở chân răng. Vậy người được chỉ định uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau.
Thuốc chống đông máu (hay còn được gọi là thuốc chống cục máu đông hoặc thuốc làm loãng máu) là loại thuốc giúp ngăn chặn hoặc giảm sự hình thành cục máu đông. Các cục máu đông có thể bị kẹt trong các mạch máu và ngăn máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng như phổi, não và tim. Điều này có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch hoặc đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Do đó, thuốc chống đông máu giúp ngăn máu hình thành cục máu đông, giúp duy trì luồng máu thông thường. Có nhiều loại thuốc chống đông máu khác nhau ví dụ như heparin và warfarin.
Theo một nghiên cứu năm 2015, có nhiều loại thuốc chống đông máu tác động trực tiếp lên các protein trong máu được gọi là "yếu tố đông máu", đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Máu chứa nhiều yếu tố đông máu khác nhau và mỗi loại thuốc chống đông máu được thiết kế dựa trên các yếu tố riêng biệt đó.
Một số loại thuốc chống đông máu kết hợp với antithrombin - một dạng chất có trong máu giới hạn khả năng đông máu của máu. Antithrombin cũng ngăn chặn sự hình thành của thrombin - một chất quan trọng trong quá trình đông máu. Do đó, khi dùng thuốc chống đông máu, khả năng đông máu sẽ giảm.
Thuốc chống đông máu được sử dụng để ngăn cản việc máu hình thành cục máu đông trong cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống đông máu cho những người có nguy cơ cao mắc các vấn đề như đột quỵ, đau tim, huyết khối, thuyên tắc động mạch phổi và một số tình trạng khác.
Lý do là những người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc đã trải qua phẫu thuật dễ mắc nguy cơ hình thành cục máu đông. Ngoài ra, một số người có tình trạng sức khỏe đặc biệt, ví dụ như hội chứng kháng phospholipid cũng có nguy cơ cao bị bệnh đông máu. Bằng cách sử dụng thuốc chống đông máu, họ có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cục máu đông.
Dưới đây là những điều quan trọng bạn cần biết khi sử dụng thuốc chống đông máu:
Khi bệnh nhân cần phải làm phẫu thuật hoặc thủ thuật có nguy cơ chảy máu cao, họ thường được cho ngưng sử dụng thuốc chống đông máu. Tuy nhiên, việc ngưng thuốc này có thể gây nguy cơ hình thành cục máu đông trong một số trường hợp.
Trong trường hợp ngưng thuốc và có nguy cơ cao về cục máu đông, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải nhập viện và chuyển sang sử dụng các loại thuốc chống đông máu khác thông qua đường truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.
Các phẫu thuật có nguy cơ chảy máu cao bao gồm: Phẫu thuật tim, đặt máy tạo nhịp tim, phẫu thuật thần kinh sọ não và phẫu thuật ở bất kỳ nơi nào trong ổ bụng như gan, thận, đại tràng, bàng quang hoặc tiền liệt tuyến. Trước khi tiến hành các phẫu thuật này, bệnh nhân cần phải ngưng thuốc chống đông máu mà họ đã dùng trước đó.
Các phẫu thuật đơn giản như mổ đục thủy tinh thể, phẫu thuật ngoài da thường không yêu cầu ngưng thuốc chống đông máu. Bệnh nhân có thể tiếp tục sử dụng thuốc chống đông máu trong những trường hợp này.
Khi bạn uống thuốc chống đông máu, mục tiêu chính là ngăn chặn cục máu đông hình thành trong mạch máu của bạn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể làm cho quá trình đông máu trở nên khó khăn hơn.
Nếu bạn cần thực hiện một thủ thuật như nhổ răng khôn, răng sâu…, Hãy thông báo cho nha sĩ hoặc bác sĩ về việc bạn đang dùng thuốc chống đông máu và cung cấp thông tin về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Dựa trên thông tin này, họ sẽ quyết định cách tiến hành thủ thuật, xem xét điều chỉnh liều thuốc trước và sau thủ thuật để giảm nguy cơ chảy máu.
Nha sĩ hoặc bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp đặc biệt như đặt gạc tạm thời hoặc sử dụng các loại thuốc kết hợp để kiểm soát chảy máu trong quá trình thực hiện thủ thuật và hậu phẫu. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bạn trong quá trình thực hiện thủ thuật như nhổ răng mà không làm tăng nguy cơ chảy máu không kiểm soát.
Tóm lại, bệnh nhân uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không thì câu trả lời là có nhưng phải thông báo với bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống đông máu. Bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số đông máu của bạn và đưa ra các chỉ định tạm ngưng uống thuốc chống đông máu tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Bài viết này đã mang lại thông tin về thuốc chống đông máu cũng như trả lời câu hỏi “Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không?”. Không chỉ riêng nhổ răng, bạn đều nên thông báo với bác sĩ về việc uống thuốc chống đông máu trước bất kì các chỉ định phẫu thuật hoặc chữa trị các bệnh lý khác để đảm bảo sử dụng thuốc chống đông máu an toàn, hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.